Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Theo dân gian, nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng gây mụn nước mọc trong lưỡi và khoang miệng. Để giải quyết chúng, trong dân gian có cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây giúp hạ nhiệt, trung hòa sức nóng cơ thể.

Một trong những cách dân gian được mọi người sử dụng nhiều nhất đó chính là cách chữa bệnh nhiệt miệng bằng bột sắn dây rất hiệu quả.
Cây sắn dây là một loài dây leo nhiệt đới, được trồng rất nhiều tại các vùng miền của nước ta. Hầu hết các bộ phận của cây sắn dây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Ở phương Đông, sắn dây được coi thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Xem thêm: nha khoa tốt ở hoàn kiếm
Dù vậy, sắn dây vẫn chưa được biết tới nhiều ở phương Tây cũng như ở Việt Nam. Người Việt Nam chỉ thường dùng nó như một thứ nước giải khát thông thường vào mùa hè. Đông y có dùng sắn dây như một trợ phương chứ không phải là vị chính trong hầu hết các toa thuốc thông thường. Nó chỉ được các nhà thực hành châm cứu phương Đông nhắc tới cùng với việc giới thiệu thuật châm cứu.
Bột sắn dây được kết xuất từ củ, sau khi nghiền, lọc lấy tính bột, phơi khô. Bột sắn dây vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng và được dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
Bột sắn dây rất tốt đối với cơ thể con người, có thể sử dụng bột sắn dây để chữa bệnh nhiệt miệng, lưỡi cho cả trẻ em lẫn người lớn đều được.
Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng bột sắn dây từ 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người. Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng nhẹ. Hãy hòa bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chín tốt hơn uống sống. Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây giúp làm mát cơ thể, giải độc, giúp làm giảm các vết nhiệt miệng một cách hiệu quả, vừa đơn giản mà tiết kiệm. Đây là cách chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng và khá hiệu quả.
Để phòng tránh được bệnh nhiệt miệng, chúng ta cần có chế độ chăm sóc răng miệng tốt và đúng cách. Bên cạnh đó, việc giữ cho cơ thể luôn mát, tránh ăn những thức ăn có tính nóng, uống nhiều nước để giải nhiệt, thanh lọc cho cơ thể cũng giúp cho bạn tránh xa được bệnh nhiệt miệng.

Để hiểu hơn về Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây? Bạn có thể trực tiếp đến nha Khoa Kim ở Địa chỉ: 31 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM hay liên hệ số hotline 19006899 để được hỗ trợ.

Cách nhận biết viêm lợi ở trẻ như thế nào?

Bệnh viêm lợi ở trẻ khá thường gặp do nhiễm trùng phần mô mềm quanh răng. Nếu điều trị không kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ sau này. Nguyên nhân do đâu và cách nhận biết trẻ bị viêm lợi như thế nào.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi. Do trẻ có mô lợi của bộ răng sữa khác với người trưởng thành, đỏ hơn, mềm hơn. Màng lợi cũng rộng hơn, xương ổ răng có cấu tạo cũng khác với người trưởng thành. Do đó, bệnh viêm lợi ở trẻ có nhiều điểm khác biệt so với viêm lợi ở người lớn. Viêm lợi ở trẻ nhỏ bao gồm một số nguyên nhân chính sau:
Viêm lợi do mọc răng: Thường xảy ra ở giai đoạn từ 6-7 tuổi khi bé mọc hai răng hàm đầu tiên. Do lợi viền không phát triển hết khi răng chưa mọc hoàn toàn, trẻ thường bị sưng lợi khi mọc răng, nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời.. Xem thêm: Lay cao rang co lam hong men rang khong
Viêm lợi do mảng bám: Đây là tình trạng xảy ra khi vệ sinh răng miệng không đảm bảo, khiến thức ăn thừa mắc kẹt lại giữa các kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào khoang miệng của trẻ.
Viêm lợi do sang chấn cơ học: Trẻ xỉa răng bằng tăm, nhai phải thức ăn cứng, cắn móng tay, hay nhồi nhét thức ăn quá nhiều khi ăn cũng có thể dẫn đến viêm lợi.
Lợi (nướu) là hệ thống mềm bao quanh chân răng có chứng năng bảo vệ và giữ cho răng chắc khỏe. Bệnh viêm lợi xảy ra khi xuất hiện viêm nhiễm trên các mô mềm ở lợi. Nếu để bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của răng. Đa số trẻ bị viêm lợi là do các bậc phụ huynh ít quan tâm tới vấn đề sức khỏe răng miệng của con.
Cách nhận biết bé bị viêm lợi
Các vị cha mẹ phụ huynh nên quan tâm tới những biểu hiện bất thưởng của con mình trong khoang miệng để kịp thời có những biện pháp điều trị hiệu quả. Những triệu chứng khi trẻ bị viêm lợi bao gồm:
Phần lợi của trẻ bị sưng nhẹ ở viền. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ bị phồng.
Lợi chảy máu khi có va chạm, cọ sát như đánh răng, xỉa tăm. Để phát hiện, cha mẹ nên kiểm tra bàn chải sau mỗi lần bé đánh răng hoặc kiểm tra nước súc miệng sau khi đánh răng của bé.
Trẻ bị viêm lợi thường có hiện tượng chán ăn, ăn ít hoặc bỏ bữa do đau buốt ở lợi.
Có thể xuất hiện mùi hôi ở miệng nếu chỗ viêm mưng mủ.

Nhằm hiểu rõ hơn về tình trạng viêm lợi ở trẻ? Các bạn có thể trực tiếp tới nha Khoa Kim Địa chỉ: 31 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM hoặc liên hệ số hotline 19006899 để được hỗ trợ.

Răng tốt có màu gì?

Do ảnh hưởng từ các thông tin quảng cáo, chúng ta luôn nghĩ rằng, răng trắng là răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, không phải răng càng trắng thì càng tốt? Một hàm răng khỏe mạnh tự nhiên sẽ có màu hơi vàng

Do ảnh hưởng từ các thông tin quảng cáo, chúng ta luôn nghĩ rằng, răng trắng là răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, không phải răng càng trắng thì càng tốt? Một hàm răng khỏe mạnh tự nhiên sẽ có màu hơi vàng !

Xem thêm
http://bacsinhakhoa.net.vn/chinh-nha-chua-ham-ho-khong-can-nieng-rang-uy-tin-nhat-o-dau/

Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu kết cấu của răng. Trên bề mặt ngoài răng của chúng ta có một lớp men răng được tạo ra bởi canxi hoá bán trong suốt. Dưới lớp men này là một lớp màu vàng nhạt được gọi là ngà răng. Lớp men này cũng giống như lớp men trên đồ sứ, nó rất cứng, là tổ chức cứng bậc nhất trong cơ thể. Nó có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa (màu ngà voi). 



Màu sắc đó có liên quan đến mức độ canxi hoá của chất men răng. Nếu mức độ canxi hóa càng cao hơn thì độ trong suốt càng lớn hơn, làm cho màu vàng của lớp bên trong càng dễ thấy hơn nhưng sẽ mang màu vàng nhạt. Nhưng nếu mức độ này thấp hơn, răng sẽ có màu trắng hơn và không trong suốt. Lý do ở đây là để tăng cường độ, độ dày của lớp men răng sẽ che lấp màu vàng của lớp bên trong đi mà làm cho chất men răng có màu trắng và không trong suốt.

Răng khỏe mạnh không phải răng màu trắng

Hàm răng khoẻ đẹp, sáng bóng là do mầm răng phát triển tốt, sự canxi hoá được hoàn toàn, lại được chăm sóc tốt theo thời gian. Hiểu được những đặc trưng này của răng, chúng ta sẽ hiểu được vì sao răng không nhất thiết càng trắng mới càng tốt. Màu răng nguyên thuỷ, khỏe mạnh tự nhiên của răng sẽ là màu vàng nhạt bán trong suốt.

Khắc phục răng bị vàng một cách tốt nhất

Tại sao răng lại bị vàng hay xỉn màu do hai nguyên nhân chính là do nội sinh và ngoại sinh. Xỉn màu nội sinh là từ sâu bên trong cấu trúc răng và không thể khắc phục được bằng các phương pháp làm trắng răng thông thường. Xỉn màu ngoại sinh là tình trạng xỉn trên bề mặt của răng và có thể làm sạch bằng các phương pháp làm trăng răng

Tại sao răng bị vàng có thể do nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh

- Nguyên nhân nội sinh

Hàm răng vàng cũng một phần là do yếu tố di truyền. Có một số bệnh nhiễm trùng khi mang thai hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra vàng răng ở trẻ sơ sinh trong quá trình mọc răng của bé.

Xem thêm

- Nguyên nhân ngoại sinh

Đồ uống sậm màu: Các loại đồ uống sậm màu như trà, cà phê hay các loại nước trái cây có thể là những tác nhân làm cho răng bị vàng ố, lâu ngày dẫn đến xỉn màu nặng hơn. Do đó, nếu muốn có hàm răng trắng sáng, cần hạn chế những thực phẩm đồ uống sẫm màu hoặc sau khi sử dụng nên đánh răng, súc miệng để màu sắc không lưu lại trên răng.



Chăm sóc răng miệng không đúng cách là nguyên nhân cho biết tại sao răng lại bị vàng

Thuốc lá: Thuốc lá không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà hợp chất nicotine trong thành phần thuốc lá còn chính là tác nhân giải thích tại sao răng lại bị vàng và gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Các chất hóa học trong nicotine phá vỡ lớp màng bảo vệ men răng dẫn đến hàm răng vàng.

Thuốc kháng sinh: Dược phẩm – một số loại kháng sinh mà thường gặp là kháng sinh tetracycline, doxycycline là một trong những thủ phạm khiến răng xỉn màu. Nếu trẻ uống thuốc kháng sinh khi răng vẫn đang phát triển (trước 8 tuổi), răng của chúng có thể biến sang màu nâu vàng. Ngay cả các loại thuốc tương đối phổ biến, chẳng hạn như thuốc kháng histamine và thuốc huyết áp đôi khi cũng có thể gây vàng răng.

Việc vệ sinh răng kém: Chăm sóc răng miệng không đúng cách được coi là nguyên nhân chủ yếu tại sao răng lại bị vàng. Việc chải răng không đúng cách, không sử dụng chỉ nha khoa sẽ tạo ra một lớp màu vàng mỏng bắt đầu bám vào răng, và dần dần răng ngả sang màu vàng. Những mảng bám trên răng này không chỉ gây ố vàng cho răng mà lâu ngày sẽ phát triển thành cao răng gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm chân răng, nha chu, chảy máu chân răng.

Tại sao răng bị vàng – Laser Whitening – công nghệ làm trắng răng hiệu quả nhất
2. Giải pháp khắc phục tại sao răng lại bị vàng

Chăm sóc răng miệng thường xuyên, đúng cách sẽ là bí quyết giữ gìn cho hàm răng luôn sáng bóng. Chải răng ngày 2 -3 lần, sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ những mảng bám khó ưa trên răng. Tuy nhiên, với những trường hợp răng ố vàng, xỉn màu thì bạn cần đến phương pháp làm trắng răng chuyên biệt tại phòng khám để mang lại kết quả tối ưu nhất.

Laser Whitening hiện được đánh giá là công nghệ tẩy trắng tiên tiến nhất Hoa Kỳ với những ưu điểm vượt trội được Bệnh viện Răng hàm mặt Forysth trực tiếp chuyển giao cho Nha khoa

Thuốc tẩy trắng được sử dụng trong công nghệ Laser Whitening đã được Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ kiểm định và chứng nhận an toàn tuyệt đối với cơ thể và không gây ra bất kỳ biến chứng nào.

Công nghệ tẩy trắng răng hiện đại thương hiệu Hoa Kỳ

Công nghệ sử dụng liệu trình ánh sáng an toàn và có chế độ bù khoáng men răng nhờ thuốc dưỡng sử dụng song song với thuốc tẩy trắng răng. Răng sẽ trắng sáng đồng thời không bị tổn hại men răng.

Toàn bộ tiến trình tẩy trắng diễn ra chỉ trong vòng 30 – 45’ được thực hiện ngay tại phòng khám, răng ở hàm trên và hàm dưới sẽ được tẩy trắng cùng một lúc. So với các phương pháp khác, Laser Whitening có hiệu quả vượt trội khi duy trì độ trắng sáng của răng từ 3-5 năm, nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng thì hiệu quả tẩy trăng còn kéo dài hơn nữa.

Phương pháp làm mũi cao tự nhiên ra làm sao?

Sở hữu chiếc mũi đẹp, thon gọn tự nhiên là ao ước của rất nhiều chị em. Vậy làm sao để mũi cao hơn, đẹp hơn mà không phải tốn nhiều công sức hay phẫu thuật. Xin chia sẻ cho chị em một số bí quyết nâng mũi cao tự nhiên, cách làm mũi đẹp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả  sau đây. http://nangmuisline.com/5-cach-lam-mui-cao-tu-nhien/


Chiếc mũi vẫn được xem là điểm mấu chốt để thay đổi cục diện khuôn mặt. Một dáng mũi cao thanh tú sẽ khiến gương mặt xinh đẹp và thanh thoát hơn. Ngược lại, chiếc mũi kém xinh như mũi tẹt, mũi gồ, mũi lệch hay cánh mũi to bè là nguyên nhân khiến gương mặt không cân xứng, khiến chị em tự ti về nhan sắc của mình. Vì thế, làm sao để mũi cao hơn, đẹp tự nhiên hơn luôn là mong muốn của các chị em http://nangmuisline.com/serum-nang-mui-co-hieu-qua-khong/

Cách làm mũi đẹp, để mũi cao thon gọn tự nhiên Cách làm mũi đẹp, thon gọn tự nhiên hiệu quả nhờ tập yoga cho mũi

Từ lâu, yoga đã trở thành môn thể dục không thể thiếu với nhiều người, để rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Nhưng ít ai biết tập yoga cũng là cách làm mũi đẹp, làm mũi cao hơn khá hiệu quả, đồng thời chỉnh hình dáng mũi đẹp tự nhiên. Tác dụng này được các chị em khám phá khi luyện tập nhịp thở đều đặn hàng ngày. Sau một thời gian, sống mũi dần cao hơn và cánh mũi nhỏ gọn đi trông thấy.
5 cách làm mũi cao tự nhiên

Cách làm cho sống mũi cao lên bằng phương pháp tập yoga


Cách làm mũi đẹp tự nhiên bằng yoga thực hiện như sau: Bạn ngồi ở tư thế thẳng lưng, hai chân khoanh lại và hai tay đặt trên đầu gối. Sau đó, bạn dùng ngón tay cái của bàn tay phải ấn nhẹ vào lỗ mũi bên phải. Thở nhẹ nhàng bằng lỗ mũi bên trái, đếm từ 1 đến 10 rồi đổi bên. Dùng ngón tay cái của bàn tay trái ấn nhẹ vào lỗ mũi bên trái. Thở nhẹ nhàng bằng lỗ mũi bên phải, đếm từ 1 đến 10 rồi đổi bên. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 15 phút trong vài tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Massage cũng là cách nâng mũi cao hơn tự nhiên khá đơn giản nhưng cũng giúp mũi cao và thon gọn khá hiệu quả. Massage mũi có rất nhiều tác dụng: sạch mụn, nâng cao sống mũi, thu gọn cánh mũi, làm đầy sống mũi lõm, hếch… Để massage thực sự hiệu quả, bạn nên massage với tinh dầu như tinh dầu dừa, tinh dầu oải hương, hoa lài…

Cách nâng mũi cao hơn, làm mũi đẹp hơn bằng cách massage


Để massage mũi, bạn hãy ngồi thẳng sao cho các cơ được thư giản thoải mái. Tiếp tục, bạn hãy dùng hai ngón tay cái của hai bàn tay vuốt dọc thân mũi từ điểm giao giữa hai lông mày đến giữa sống mũi rồi trượt hai ngón tay xuống hai bên cánh mũi, vuốt xuống, kéo dài đầu mũi về phía trước. Thực hiện lại động tác trên nhiều lần trong vòng 20 phút.

Hiện nay, dụng cụ bóp mũi đang được giới trẻ ưa chuộng và dùng nâng mũi cao lên chiếc mũi của mình mà không cần phải nhờ đến phẫu thuật vẫn được dáng mũi xinh và đẹp tự nhiên.

Những sản phẩm bóp mũi, nâng mũi cao đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản là đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng nên cũng dễ làm giả vì thế khi mua hàng bạn hãy chú ý nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh mua nhầm, chất liệu không tương thích sẽ gây những nguy hại đến mũi chúng ta.

Sử dụng dụng cụ bóp mũi là cách để mũi cao hơn


Một kỹ thuật có thể làm chiếc mũi bạn trông cao và xinh hơn đó là nhờ vào trang điểm. Để mũi cao hơn và trông nhỏ nhắn, gọn gàng tự nhiên thì bạn cũng nên biết trang điểm đúng cách.

Cách sử dụng:

– Tận dụng những gam màu sáng tối của phấn để tạo khối trên khuôn mặt.

– Sử dụng kỹ thuật đánh highlight vùng mũi sẽ giúp mũi bạn trông thon gọn và cao hơn, cách này nhằm đánh lừa thị giác của người đối diện nên bạn hoàn toàn tự tin với dáng mũi của mình nhé.

– Quy luật trong trang điểm: màu sáng sẽ làm cho mọi thứ to và cao, màu sẫm thì có tác dụng ngược lại, hãy dùng phấn và kem nền có màu tối hơn đừng chọn màu quá sáng sẽ làm mất cân đối cho khuôn mặt.

Biết các kỹ thuật trang điểm sẽ là cách làm mũi đẹp hơn, mũi bạn sẽ trông cao, nhỏ gọn và phù hợp với đường nét khuôn mặt mà không cần tốn quá nhiều công sức.

Một số cách làm mũi đẹp tự nhiên, để mũi cao hơn tự nhiên tuy có thể giúp cải thiện dáng mũi, giúp mũi thẳng hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, những mẹo giúp nâng mũi cao ở trên chỉ hiệu quả khi bạn phải thực hiện kiên trì mỗi ngày. Mặt khác, kết quả sẽ chỉ giúp cải thiện được một phần nhược điểm của cánh mũi thấp mà không thể nào giúp chiếc mũi được cao thon dáng S-line như ý. Thêm vào đó, nếu thực hiện không đúng cách bạn có thể sẽ gây tổn thương cho sống mũi của mình. Vậy làm sao để mũi cao lên hiệu quả nhất?

Để mũi cao lên, dáng mũi đẹp hoàn hảo, thon gọn thanh tú, duy trì vĩnh viễn mà thực hiện nhanh chóng, bạn có thể tham khảo công nghệ nâng mũi S-line 3D

Nâng mũi S-line 3D được đánh giá là giải pháp làm mũi đẹp, mũi cao một cách nhanh chóng và an toàn nhất hiện nay. Không chỉ giúp cải thiện dáng mũi hiệu quả mà phương pháp này còn giúp chỉnh hình toàn diện từ sống mũi đến đầu mũi. Nâng mũi S-line 3D ngoài việc giúp khách hàng thấy được dáng mũi sau phẫu thuật, tạo hình dáng mũi chính xác tuyệt đối… phương pháp nâng mũi này còn được đánh giá cao về kết quả thẩm mỹ. Với chất liệu sử dụng nâng mũi là sụn tự thân, tuyệt đối an toàn, độ tương thích với cơ thể tốt, không bị hao mòn dần theo thời gian nên kết quả duy trì trọn đời.

Hy vọng là những chia sẽ trên có thẻ giúp cho bạn có cái nhìn tốt nhất về dịch vụ bạn muốn thực hiện. Chúc bạn luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống.


Nguồn:http://nangmuisline.com/5-cach-lam-mui-cao-tu-nhien/

Bệnh lý phổ biến về tủy răng

Bệnh lý tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, nhưng chưa có một số liệu chính xác nào nói đến tỷ lệ bệnh tủy và bệnh vùng quanh chóp

Bệnh lý tủy và quanh chóp

Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị viêm thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử. Bệnh lý tủy và quanh chóp.

Xem thêm
http://implantkimdentistry.edu.vn/giai-phap-tam-biet-hien-tuong-rang-e-buot.html

Bệnh căn

Nguyên nhân gây bệnh

Có thể chia làm 3 nhóm
Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc qua lỗ chóp chân răng (bệnh nha chu)
Nguyên nhân tự tạo: đó là do những lỗi về điều trị và kỹ thuật
Do chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng.

Đường xâm nhập vào tủy



Có thể theo 3 đường
Xâm nhập trực tiếp qua ống ngà như trong sâu răng hay hóa chất đặt lên ngà
Sự khu trú của vi khuẩn ở trong máu đi đến tủy răng
Viêm tủy ngược dòng do viêm nha chu.

Hình thể lâm sàn và triệu chứng
Tủy viêm có khả năng hồi phục

Triệu chứng chủ quan

Đau do kích thích như ăn ngọt, chua, lạnh

Thời gian đau ngắn khoảng vài giây

Thực chất cơn đau là đau nhói và khu trú

Bệnh nhân không có tiền sử của một cơn đau trước đây.

Triệu chứng khách quan

Lỗ sâu nhiều ngà mềm, nạo hết ngà mềm có thể thấy ánh hồng của tủy hoặc lộ sừng tủy gây đau nhiều

Gõ và lung lay răng không đau

Thử nhiệt độ: lạnh gây đau
Tủy viêm không có khả năng phục hồi

Có thể là cấp, bán cấp, kinh niên, có thể là một phần hay toàn phần. Trên lâm sàng viêm tủy cấp được xem như viêm tủy có triệu chứng và viêm tủy kinh niên được xem như viêm tủy không có triệu chứng.
Viêm tủy cấp

Triệu chứng chủ quan

Cơn đau tự phát kéo dài thường hay xảy ra vào ban đêm : là khi bệnh nhân nằm xuống

Cơn đau có thể do kích thích như sự thay đổi nhiệt độ, thức ăn lọt vào lỗ sâu

Cơn đau có thể nhói hay âm ỷ, khu trú hay lan tỏa

Đau từng cơn hay liên tục.

Triệu chứng khách quan

Gõ ngang đau nhiều, gõ dọc đau nhẹ hoặc không đau

Khám thấy răng sâu lộ tủy hay nướu xung quanh răng đó có túi nha chu

Nhiệt độ: nóng đau, lạnh giảm đau

Thử điện có giá trị nghi ngờ để chẩn đoán chính xác tình trạng

Viêm tủy cấp triệu chứng có thể dai dẳng hay giảm bớt nếu dịch tiết được dẫn lưu (lấy thức ăn nhồi nhét trong lỗ sâu, rửa sạch…) nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy kinh niên, hoại tử tủy.
Viêm tủy kinh niên

Triệu chứng chủ quan: thường không có hoặc chỉ đau thoáng qua khi có kích thích

Triệu chứng khách quan: tùy hình thể bệnh ta có:

Viêm tủy triển dưỡng

Do một kích thích cường độ nhẹ liên tục trên mô tủy giàu mạch máu, thường gặp ở những bệnh nhân trẻ

Bệnh nhân không có triệu chứng trừ một cơn đau nhẹ thoáng qua khi nhai

Khám có một nấm đỏ mọc giữa thân răng dùng thám trâm chọc vào bệnh nhân đau ít đồng thời máu chảy ra nhiều.

Vôi hóa ống tủy: Do chữa răng, điều trị nha chu (cạo láng gốc răng làm đứt tuần hoàn máu ở ống tủy phụ), mòn răng do sinh lý, mòn răng do cơ học, chấn thương hay một số yếu tố không rõ nguyên nhân làm cho tủy răng bị viêm. Răng không có triệu chứng nhưng có thể hơi đổi màu Thường nhận biết bởi phim tia X (do có sự tích tụ một số lượng lớn ngà thứ cấp suốt dọc hệ thống ống tủy)

Nội tiêu: Chỉ phát hiện trên phim tia X, thấy có sự lan tràn của mô tủy với sự phá hủy ngà răng. Trường hợp nặng có thể thấy đốm hồng xuyên qua men

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người
Hoại tử tủy. Do tủy viêm không hồi phục mà không điều trị, hoặc xảy ra tức khắc sau chấn thương mạnh. Tủy hoại tử có thể bán phần hay tòan phần

Uống thuốc gì sau nhổ răng số 8 để giảm đau?


Nhổ răng khôn hàm trên có phức tạp hơn khi nhổ răng khôn hàm dưới hay không? Trường hợp sau khi nhổ răng khôn bị đau nhức thì nên uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả.

Nhổ răng số 8 hàm dưới có nguy hiểm không

Có thể nói tai biến trong và sau nhổ răng thông thường không phải là hiếm, với nhổ răng 8 càng không phải là điều khó hiểu. Như thế mới cần đến tay nghề cao của bác sỹ nhổ răng.

Thông thường, để hạn chế những tai biến như bạn đã gặp phải thì cần phải có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi nhổ răng.

Ví dụ như việc thăm khám phải trải qua khảo sát kỹ cấu trúc giải phẫu xương và răng. Bệnh nhân cũng phải được thăm khám tiền sử bệnh xem có mắc các chứng máu khó đông, bệnh tim mạch,… gì không để có sự chuẩn bị và tiên lượng trước. Việc nhổ hay không nhổ răng hàm số 8 luôn phải đặt sự an toàn của bệnh nhân lên trên hết. Và nếu nhổ thì biện pháp khắc phục khủng hoảng áp dụng là gì?

Về mức độ phức tạp của răng 8 ở hai hàm thì không mấy chênh lệch. Nhổ răng số 8 hàm dưới sẽ thuận hơn so với ở hàm trên. Các thao tác sẽ thuận tiện hơn cho bác sỹ. Hơn nữa, răng khôn hàm trên ở gần với mắt hơn nên để nhổ răng được an toàn thì bác sỹ không thể coi nhẹ giống như nhổ răng hàm dưới. Không hiếm trường hợp mọc răng 8 hàm trên gây sưng má và ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, thì khả năng nhổ răng 8 mọc quá lệch ở hàm trên bị ảnh hưởng đến thần kinh thị giác cũng có thể xảy ra.Nhổ răng số 8 hàm dưới có nguy hiểm http://benhvienranghammatsaigon.vn/nho-rang-so-8-ham-duoi-co-nguy-hiem-khong.html

Tuy nhiên, nếu là bác sỹ giỏi và có kinh nghiệm thì đều có thể xử lý được nên bạn có thể yên tâm. Điều quan trọng là bạn phải tìm được địa chỉ nha khoa uy tín và bác sỹ giỏi để có thể chắc chắn là khắc phục được những tình huống ngoài dự liệu và có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Sau khi nhổ răng vài ngày thì cảm giác đau nhức là không tránh khỏi và chỗ nhổ răng cũng cần tới 1-2 tuần để bắt đầu lành thương. Khi chỗ nhổ sưng nhức, bạn có thể dùng nước đá hay nước ấm để chườm giảm đau và giảm sưng kết hợp với sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị.

Uống thuốc gì sau khi nhổ răng số 8 để giảm đau nhanh nhất?

Thuốc dùng sau khi nhổ răng thường bao gồm các loại dùng để giảm đau và tiêu viêm: thuốc kháng sinh (uống 5-7 ngày, thường uống trước khi nhổ răng 1 đến 2 ngày và tiếp tục uống sau nhổ răng cho đến khi hết thuốc này), thuốc giảm đau như paracetamol hay aspirin (uống khi đau và ăn no trước khi uống thuốc) nhưng ngừng dùng thuốc này khi hết cảm giác đau. Ngoài ra, thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng cũng được sử dụng sau khi nhổ răng nhưng cần tuân theo đơn thuốc chỉ định của nha sỹ mà bạn không nên tùy tiện sử dụng.Mọc răng khôn nên kiêng ăn gì http://benhvienranghammatsaigon.vn/moc-rang-khon-nen-kieng-an-gi.html

Song song với việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị những cơn đau nhức khi mọc răng khôn thì bạn cần chú ý đặc biệt đến vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh những biến chứng xảy ra mà quan trọng chính là tình trạng nhiễm trùng vết nhổ.

Nên tuân thủ chế độ vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng ngày 2-3 lần nhưng không để bài chải hay vật nhọn tác động đến răng khôn đang mọc. Có thể sử dụng nước muối súc miệng nhưng chỉ nên sau 2-3 ngày nhổ răng. Không ăn nhai các thức ăn cứng, dai hay các thực phẩm có tính nóng để tránh sưng nhức.

Nếu như bạn thấy tình trạng đau nhức và sưng tấy kéo dài, ngay cả khi sử dụng thuốc thì tốt nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sỹ thăm khám và có biện pháp hỗ trợ điều trị bởi có thể đây là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm sau khi nhổ răng. Chi phí nhổ răng sâu hiện nay bao nhiêu hợp lý.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về trường hợp nhổ răng khôn hàm trên có phức tạp hơn hàm dưới không và tư vấn phương thuốc giảm đau sau khi nhổ răng khôn. Hy vọng đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn.

Được tạo bởi Blogger.