Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Niềng răng trẻ em những điều cha mẹ cần biết

Nếu hàm răng vĩnh viễn có những sai lệch thì khi trưởng thành vấn đề đầu tiên mà trẻ có thể phải trải qua đó là tâm lý mặc cảm, tự ti. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của trẻ cùng các mối quan hệ, tiếp xúc và giao lưu hàng ngày theo hướng tiêu cực, khép kín.


Niềng răng trẻ em là vấn đề các bậc phụ huynh cần lưu tâm chú ý để giúp hàm răng của trẻ đều đặn chắc khỏe về sau này. Nha khoa xin tổng hợp 5 vấn đề cơ bản nhất để phụ huynh tham khảo trước khi quyết định niềng răng cho trẻ.

1. Niềng răng trẻ em có cần thiết?



Hàm răng sai lệch đồng nghĩa với khớp cắn không đảm bảo tỷ lệ chuẩn. Khi đó, bé có thể sẽ phải trải qua những khó khăn trong ăn nhai, tạo lực nghiến cũng như là những trục trặc với khớp hàm và khớp thái dương. Cho nên, nếu có thể niềng răng trẻ em được thì có thể khắc phục được sớm những vấn đề kể trên khi bé trưởng thành.
2. Thời điểm lý tưởng để niềng răng cho trẻ em?

Niềng răng là kỹ thuật tác động làm thay đổi vị trí, thế và chiều răng cũng như là xương hàm. Răng và xương hàm chỉ đáp ứng tốt nhất với những tác động thay đổi này khi còn non, chưa cứng chắc và ổn định. Vì thế, nên tiến hành niềng răng trẻ em từ sớm để đạt được kết quả tốt và nhanh nhất.

Thời điểm trẻ có thể niềng răng bắt đầu từ 6 -7 tuổi, ngay khi những chiếc răng sữa đầu tiên được thay thế. Niềng răng lúc này mang tính chất định hình khuôn răng và duy trì cho đến khi hàm răng được thay đầy đủ. Nhờ có sự định hình này mà những chiếc răng khi mọc lên sẽ ở đúng vị trí với thế và chiều răng chuẩn hơn. Nếu có những sai lệch bất thường nào sẽ được phát hiện để điều chỉnh ngay nên cho hiệu quả rất nhanh chóng.

3. Khí cụ niềng răng cho trẻ em có gì khác biệt?

Niềng răng cho trẻ em có nhiều điểm đặc biệt, khác với ở người lớn. Đặc biệt là về mặt khí cụ sử dụng. Nếu niềng răng ở người lớn thường chỉ phải dùng đến những khí cụ chính và phổ biến như mắc cài cho trường hợp nặng và khay niềng Invisalign (niềng răng trong suốt) cho trườ
ng hợp nhẹ thì ở niềng răng trẻ em có thể dùng mắc cài cũng có thể dùng hàm tháo lắp.

Cả hai khí cụ này đều được áp dụng phổ biến trong chỉnh nha trẻ em vì rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng vòm hàm hẹp cần nong và chỉnh cho rộng với độ khum đẹp nhất.
4. Niềng răng cho trẻ em có cần đến bác sỹ giỏi không?

Ở mỗi độ tuổi, niềng răng lại có những khó khăn và trở ngại riêng cần đến khả năng xử lý tốt của bác sỹ. Tuy răng răng và hàm ở trẻ em có thể dễ điều chỉnh hơn so với người trưởng thành nhưng không có nghĩa là niềng răng trẻ em sẽ đơn giản hơn. Bởi vì khi điều trị, bác sỹ phụ trách chỉnh nha sẽ gặp phải một số những trở ngại sau đây:

÷ Bệnh nhân nhỏ tuổi nên có thể không biết giữ gìn khí cụ cố định trên miệng đảm bảo như mong muốn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quả chỉnh nha.

÷ Cũng do không có sự giữ gìn và kiêng dè đảm bảo nên khi niềng răng trẻ em thường dễ rơi vào các tình huống phải cấp cứu răng như là bung tuột khí cụ, mắc lưỡi, mắc má,…

÷ Trẻ em có xương hàm phát triển chưa đẩy đủ. Vì thế, ở thời điểm niềng răng, bác sỹ chỉ biết căn cứ vào độ khum của vòm hàm hiện đại. Nhưng khi tính toán hướng điều trị lại phải niềng mang tính dự đoán. Nghĩa là bác sỹ phải tiên lượng được khả năng phát triển của xương hàm trong tương lại để đưa ra phác đồ chỉnh nha thích hợp sao cho khi xương hàm phát triển ổn định, hàm răng được niềng chỉnh vẫn đều đẹp, thẳng hàng và không bị hở kẽ.

Bởi vậy, niềng răng cho trẻ em cần đến các bác sỹ giỏi, có trình độ cao và kinh nghiệm điều trị thực tế qua nhiều ca.

5. Nha khoa – Địa chỉ niềng răng cho trẻ em uy tín

Trung tâm Nha khoa hiện đang đảm trách nhiều ca chỉnh nha và theo dõi lịch mọc răng cho trẻ, được phục huynh rất tin tưởng. Cũng đã có không ít bệnh nhân được niềng răng từ nhỏ có hàm răng đẹp nhất khi bước qua tuổi 18.

Đó là thành quả được tạo nên từ sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ bác sỹ đến cơ sở trang thiết bị. Bác sỹ chỉnh nha tại Trung tâm đã trải qua quá trình đào tạo chính quy tại Đại học Y danh tiếng ở Pháp, có nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, các bác sỹ của Trung tâm còn có năng lực giải phẫu chỉnh hình đặc biệt giỏi, có thể điều trị chỉnh nha kết hợp phẫu thuật cho những trường hợp sai lệch răng và xương hàm nghiêm trọng.

Nhờ hệ thống thiết bị máy móc và vật liệu nhập khẩu tân tiến cùng chế độ hậu phẫu và chính sách bảo đảm chỉnh nha tốt nhất, vì bệnh nhân và khách hàng nên Trung tâm đang là địa chỉ được đánh giá cao về năng lực điều trị và phục vụ tốt nhất.


Nếu còn thắc mắc về niềng răng trẻ em, vui lòng liên hệ tới Trung tâm theo các thông tin dưới đây, bác sỹ sẽ tư vấn tận tình nhất cho bạn để trẻ được điều trị tốt nhất.

Chăm sóc trẻ bị viêm nướu răng

Đa số trẻ mắc viêm lợi (nướu răng) dưới 3 tuổi, do các bậc phụ huynh thường ít vệ sinh răng miệng cho con ở độ tuổi này.

Chữa đau răng trẻ em (http://chamsocrangtreem.vn/cach-chua-dau-rang-tre-em-cuc-nhanh-va-hieu-qua/)

Gần đây, khá nhiều bố mẹ lo lắng đưa con đi khám khi thấy trẻ sưng nề lợi, chảy máu răng. Vệ sinh răng miệng kém, thời tiết chuyển sang hè vi khuẩn sinh sôi là những lý do khiến bệnh này đang rầm rộ.

Nướu răng là hệ thống phần mềm bao quanh chân răng. Bệnh viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát.



Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng là vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng nhất là ở khe nướu. Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.

Phương pháp điều trị

Khi bị viêm nướu răng, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ. Việc tự ý chữa thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài, việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến viêm nha chu.

Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Cách phòng bệnh

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, sau khi cho bé ăn hay bú sữa, phụ huynh nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.


Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Nên cho trẻ đi khám để lấy cao răng (vôi răng) định kỳ mỗi 3 tháng một lần. Trám răng sâu và chỉnh hình răng nếu có sai lệch và điều trị các bệnh lý nguyên nhân nếu có.

Sâu răng gây áp-xe răng trẻ em nguy hiểm ra sao?

Sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn ở trẻ với biến chứng của nó là áp-xe răng không chỉ ảnh hưởng tới hình dạng khuôn mặt, khả năng phát âm của trẻ. Nếu không xử trí, tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men (sâu men), sau đó đến lớp ngà răng, giai đoạn này phát triển nhanh hơn so với sâu men và sâu răng sẽ lan rộng. 

Đây là điều các bậc cha mẹ cần quan tâm. Sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn ở trẻ với biến chứng của nó là áp-xe răng không chỉ ảnh hưởng tới hình dạng khuôn mặt, khả năng phát âm của trẻ. Đây là điều các bậc cha mẹ cần quan tâm.

Diễn tiến và các giai đoạn của bệnh sâu răng
Sâu độ 1: men răng bị acid tấn công và bị phá hủy, bề mặt men răng có đốm trắng sau biến thành đen. Sâu ở men không có cảm giác và không đau.
Sâu độ 2: ngà răng bị phá hủy, trẻ sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn lạnh và thức ăn chua.
Sâu độ 3: nếu răng có một lỗ sâu mà không trám ngay, sâu răng tiến dần đến tủy, cảm giác đau càng nhạy cảm hơn. Ở giai đoạn này, răng trẻ đau nhức dữ dội, đó là viêm tủy cấp tính.
Sâu độ 4: viêm tủy nếu không được chữa trị (lấy tủy răng), lâu ngày răng sẽ chết tủy, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương và có thể tạo mủ gây áp xe ở chân răng, viêm mô tế bào và có thể gây viêm xương hàm.

Nguyên nhân gây ra áp-xe răng
Áp-xe răng thường là do biến chứng của bệnh sâu răng, vi khuẩn thường hiện diện trong mảng bám, tạo đường xâm nhập vào răng. Ngoài ra, cũng có thể do răng bị chấn thương, răng bị gãy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra làm vi khuẩn đi vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy răng.

Triệu chứng chính của một áp-xe răng miệng là một cơn đau cấp tính và dữ dội ở răng bị ảnh hưởng. Đau răng của trẻ và xung quanh khu vực răng, có thể trước đó có khoảng thời gian dài mà răng không đau.

Các triệu chứng khác của một ápxe răng miệng cũng có thể được lưu ý:

- Đỏ và sưng nướu răng.
- Nhạy cảm với thực phẩm nóng hoặc lạnh.
- Có thể nhức đầu, nóng, sốt.
- Có mùi khó chịu trong miệng của trẻ, hơi thở hôi.
- Đau khi nhai.
- Trẻ có cảm giác mệt mỏi, không khỏe.
- Mủ đặc và có mùi hôi có thể chảy ra ngoài và cơn đau sẽ ngừng ngay sau khi thoát mủ.

Áp-xe quanh răng: vi khuẩn xâm nhập vào răng qua những lỗ sâu vào tủy, gây nhiễm trùng tủy, gọi là viêm tủy. Khi tủy bị viêm sẽ mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào xương ổ răng hình thành áp-xe quanh chóp, thường gặp ở trẻ em..

Áp-xe nha chu: vi khuẩn hiện diện trong mảng bám gây viêm nha chu. Nướu trở nên viêm, có thể làm cho dây chằng nha chu tách khỏi bề mặt răng, hình thành túi nha chu. Túi nha chu này dễ dàng bị nhiễm bẩn và khi đó vi khuẩn sẽ phát triển trong túi nha chu hình thành nên áp-xe nha chu. Đây là áp-xe răng miệng phổ biến ở người lớn, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.

Áp-xe răng có gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ em?

Với điều trị nha khoa thích hợp, một áp-xe răng có thể được xử lý khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biến chứng có thể xảy ra. Hầu hết các biến chứng phát sinh như là kết quả của nhiễm trùng lây lan vi khuẩn khi áp-xe không được điều trị.

Phải nhổ bỏ mất cái răng: trong trường hợp nhiễm trùng nặng lan ra từ chân răng và đi vào xương hàm và lan ra mô mềm. Nếu không chữa trị đúng phương pháp, lúc đó răng không còn giữ và bảo tồn được nữa, cuối cùng phải nhổ bỏ răng nguyên nhân.

Nang do răng: nếu một áp-xe răng không chữa trị, một khoang chứa đầy dịch có thể phát triển ở phía dưới chân răng của trẻ.

Nhiễm trùng xoang hàm: có thể xảy ra nếu răng nguyên nhân từ các răng hàm trên có vị trí gần các xoang.

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: có thể xảy ra khi vi khuẩn từ một áp-xe răng qua các mạch máu. Những vi khuẩn này đến tim có thể gây nhiễm trùng và đôi khi dẫn đến hậu quả chết người.

Viêm tấy lan tỏa và hoại thư ở sàn miệng (Ludwig Angina): là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng lan rộng xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm và đôi khi gây tử vong. Nó thường xảy ra ở người lớn, nguyên nhân do răng bị một áp- xe mà không được điều trị. Mối nguy hiểm là nó có thể phát triển làm nghẽn tắc đường hô hấp và gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

Áp-xe não: có thể xảy ra, các nhiễm trùng có thể lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu. Nhiễm trùng não có thể dẫn đến hôn mê.


Sự tiến triển của sâu răng ở răng sữa tương tự như ở răng vĩnh viễn, tuy nhiên tốc độ nhanh hơn. Khởi đầu tổn thương sâu răng là vết trắng ở bề mặt men. Phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ để tránh dẫn đến biểu hiện nặng thấy rõ.

www.google.md/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/

Bổ sung kiến thức chăm sóc răng trẻ em

 Cần phải có kiến thức,hiểu biết cơ bản về nha khoa, thì mới có thể chăm sóc tốt cho trẻ, dưới đây là những điều quan trọng dành cho các bậc phụ huynh tham khảo, để bảo vệ răng con mình thật tốt ngay từ bé cho đến khi trưởng thành.

Trẻ em dễ sâu răng hơn người lớn,vì cấu tạo men răng sữa yếu hơn răng vĩnh viễn,do đó nếu không quan tâm chăm sóc,trẻ em sẽ bị sâu răng rất sớm ở những răng sữa rồi lây lan ra những răng mới thay (mọc răng vĩnh viễn),hậu quả là chưa đến tuổi trưởng thành răng đã sâu gần hết.

Sự khác biệt giữa răng sữa và răng trưởng thành (răng vĩnh viễn) :
_ Răng sữa mọc từ khi trẻ 1 tuổi đến 3 tuổi,thường mọc răng cửa trước và chỉ mọc 10 răng cho một hàm (20 răng cho 2 hàm) . Trẻ bắt đầu thay răng trưởng thành lúc 6 tuổi, thay răng cửa trước, đồng thời cũng mọc răng hàm lớn thứ nhất đầu tiên,nên gọi là răng hàm 6 tuổi (răng số 6), trung bình đến năm 14 tuổi là hoàn tất việc thay răng vĩnh viễn, đặc biệt răng cấm còn gọi là răng khôn (răng số 8,là răng hàm trong cùng) mọc lúc 18 tuổi trở lên là trễ nhất.
_Răng sữa luôn nhỏ bé,màu trắng đục,và yếu ớt hơn răng vịnh viễn,số lượng ít hơn (răng trưởng thành có 32 chiếc), sự phân biệt này nhằm xác định răng nào đã thay rồi để tránh nhổ lầm răng vĩnh viễn, làm trẻ sún cả đời không mọc răng được nữa.

Nhổ răng trẻ em :
Nhiều người cho rằng răng sữa bị sâu không cần phải trám,cứ nhổ vì còn thay răng khác, là điều rất tai hại cho trẻ, nhổ răng sữa quá sớm sẽ làm biến dạng xương hàm còn non nớt của trẻ,làm lệch mầm răng vĩnh viễn ,xương ổ răng và nướu phủ lấp chỗ nhổ,khi mọc răng sẽ lệch lạc, xấu xí và đau đớn do phải xé nướu trồi lên, thậm chí mọc rất trễ, làm ảnh hưởng trật tự mọc lên của những răng khác,dẫn đến tình trạng răng hô, răng móm, răng mọc hai ,ba hàng…..rất mất trật tự, phải đeo gọng kéo chỉnh sửa rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, chỉ nhổ răng cho trẻ khi đã đến tuổi thay răng, lúc đó răng sữa có hiện tượng lung lay,do chân răng tự hủy để răng vĩnh viễn mọc lên, nên nhổ rất dễ dàng, không đau đớn, răng mọc sẽ rất đẹp, đúng vị trí,cũng không nhổ răng quá muộn, vì răng sữa lung lay không tự rụng ra lấy chỗ cho răng mới mọc lên, sẽ làm răng mọc lệch.

Các biện pháp bảo vệ răng sữa :
Không như người lớn, trẻ dưới 5 tuổi không thể tự chải răng súc miệng, thường xuyên bú đêm,uống sữa, ăn bánh kẹo ,rất dễ sâu răng toàn hàm, để hạn chế và ngăn chặn sâu răng cho trẻ, các bậc cha mẹ thực hiện những điều sau đây:
_Phải chà rửa răng cho bé trước khi đi ngủ và sáng thức dậy:do còn quá nhỏ không thể dùng bàn chải,nên dùng khăn hoặc bông gòn thấm vào nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng có bán ở tiệm thuốc tây,chùi rửa sạch sẽ từng chiếc răng của bé như người lớn chải răng bằng bàn chải,làm nhẹ nhàng ,nhanh gọn,khăn và bong gòn quấn vào ngón tay nhỏ vừa với miệng của bé,để chùi rửa răng dễ dàng,không làm bé khó chịu, ói mửa…..
_Mỗi lần bú sữa xong phải cho bé súc miệng : sữa là chất dinh dưỡng hằng ngày của bé, nhưng đồng thời cũng là chất dễ làm sâu răng nhất khi còn dính ở khe,kẽ,mặt răng,chân răng,nướu,lưỡi …. Vì dễ lên men để vi khuẩn tạo ra acid tấn công răng và hình thành mảng bám vào răng. Nếu bé chưa biết súc miệng,dùng nước đun sôi để nguội đổ vào bình sữa cho bé bú như bú sữa, khi bé mút nấm vú sẽ tạo ra áp lực để nước rửa sạch các mảng sữa bám ở lưỡi,khe kẽ ,mặt răng, bé đang tự súc miệng sau khi ăn uống, nhất là bú đêm rất dễ sâu răng, phải cho bé bú nước sau khi bú sữa để súc miệng.

_Cấm trẻ tuyệt đối không ăn bánh kẹo sau khi đã đánh răng đi ngủ: không cho mang bánh kẹo vào phòng ngủ, giường ngủ, trước khi đi ngủ phải đánh răng,súc miệng, và không ăn uống nữa, vì trong lúc nghỉ ngơi, cơ thể không hoạt động, thức ăn dễ lên men,vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển trong răng miệng.
_Nếu phát hiện những bất thường ở răng miệng phải đưa cháu đến nha sỹ khám:
Trẻ em dưới 12 – 14 tuổi không cần phải khám răng định kỳ 6 tháng một lần như người lớn, nhưng nếu có những bất thường như răng mọc lệch, răng bị đốm, đổi màu, nướu viêm đỏ,chảy máu…..phải đưa bé đến nha sỹ khám để được tư vấn hoặc điều trị kịp thời.

Những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của răng hàm mặt :
Quá trình thay răng sữa là khoảng thời gian rất dài, từ 6 năm đến 10 năm ,thường xảy ra những biến đổi bất thường, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm dịch chuyển ,sai lệch vị trí xắp xếp thứ tự của răng,làm biến dạng xương hàm ,khuôn mặt, cần được phát hiện sớm để chỉnh sửa dễ dàng và ít tốn kém. Sau đây là những trường hợp thường gặp :
_Trẻ thở bằng miệng : hơi thở từ cuống họng thổi ra khỏi miệng, tạo áp lực xô đẩy những răng cửa ra phía trước làm răng hô, do đó phải tập cho trẻ thở bằng mũi, bằng cách ngậm miệng lại khi đi ngủ và chữa bệnh ngáy đêm cho trẻ, hơn 90% trẻ thở bằng miệng bị hô răng.

_Trẻ mút môi, mút lưỡi : nếu mút môi trên, tạo áp lực kéo những răng cửa hàm trên vào, hậu quả làm răng cúp vào, răng cửa hàm dưới cắn ra ngoài hàm trên, đó là hiện tượng cắn móm, nếu mút môi dưới, tạo áp lực kéo những răng cửa hàm dưới cúp vào, cằm đưa ra phía trước, gây ra hiện tượng móm, đồng thời răng cửa hàm dưới cắn vào nướu lợi hàm trên . Vì vậy, cần ngăn cấm trẻ mút môi, mút lưỡi, mút ngón tay, mút nấm vú, những tật xấu này nếu thường xuyên kéo dài trong thời kỳ thay răng, sẽ làm sai lệch các vị trí mọc răng cửa, biến dạng xương hàm còn non nớt của trẻ, dẫn đến tình trạng cắn móm, hoặc móm hàm.

Mút môi trên làm răng cửa trên cúp vào,răng cửa dưới cắn ra ngoài,hiện tượng cắn móm,và trường hợp mút môi dưới làm răng cửa dưới cúp vào trong,cắn lên nướu lợi hàm trên,xô răng cửa trên ra ngoài làm hô và thưa kẽ răng.
_Thay răng cửa quá lớn : do di truyền hoặc cấu tạo tự nhiên, răng cửa mọc quá lớn,chiếm chỗ những răng cửa kế cạnh ,làm xô đẩy những răng này mọc lệch lạc, do đó phải đến nha sỹ, tỉa nhỏ răng cửa lớn vừa đủ để lấy chỗ cho răng khác mọc lên.

Xương hàm bé không đủ chỗ mọc răng : sẽ mọc lệch ra khỏi hàng thành 2, 3 hàng, cần phải nhổ bớt răng ngay khi mọc răng lệch khỏi hàng, sẽ không còn bị mọc lộn xộn.
_Răng mọc lệch lạc do nhổ răng sữa quá sớm hoặc quá trễ : phải đến nha sỹ để được đeo khí cụ tiền chỉnh nha , gọi tắt là trainer càng sớm càng tốt, để uốn nắn kịp thời khi răng đang mọc lên, sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn nếu để răng mọc đầy đủ, cứng cáp, kéo răng sẽ khó khăn và phức tạp.

_Răng mọc quá trễ luôn bị lệch,càng mọc trễ lâu năm càng bị lệch, khi răng sữa tự rụng,hoặc đã nhổ bỏ,trung bình từ 2 đến 4 tháng phải mọc răng lên,nếu đến một năm không thấy răng mọc phải đi khám nha sỹ tìm hiểu nguyên nhân,khi phát hiện răng mọc lệch phải chỉnh sửa ngay trong thời kỳ thay răng,để không làm ảnh hưởng đến trật tự ,vị trí của những răng khác,điển hình như bé gái 9 tuổi ,mọc 4 răng cửa quá trễ,đáng lẽ phài mọc lúc 6t,dẫn đến lệch hoàn toàn,phải chỉnh sửa ngay khi đang mọc bằng niềng di động xoay răng thẳng lại.

Tóm lại, nếu các bậc cha mẹ biết quan tâm chăm sóc răng miệng của con trẻ ngay từ lúc mọc răng và thay răng theo các hướng dẫn đã nêu trên,chắc chắn gia đình sẽ không có người bị sâu răng ,viêm nướu hay răng hô,móm,lệch lạc,luôn có hàm răng chắc khỏe,đều đặn xinh xắn,bởi vì mọi mầm bệnh về răng đã được ngăn chặn,loại trừ,và mọi sự lệch lạc khác thường được phát hiện chỉnh sửa kịp thời,không tốn kém nhiều và đảm bảo sức khỏe bền vững cho gia đình,xã hội.

Được tạo bởi Blogger.