Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng bị sâu nặng khi nào có thể hàn trám được?

Khi răng bị sâu nặng tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp khác nhau bao gồm trám răng, bọc răng sứ hoặc nhổ răng.

1. Răng bị sâu nặng khi nào có thể hàn trám được?

Trám răng áp dụng cho răng bị sâu nặng nhưng không bị vỡ lớn. Bác sĩ sẽ thực hiện nạo sạch vết sâu sau đó hàn trám răng.

Xem thêm

Đây là phương pháp đơn giản, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên nhược điểm của trám răng là không được bền chắc. Sau khoảng 2-3 năm, thậm chí nhanh hơn là 1 năm thôi thì miếng trám có dấu hiệu bị bong bật và đổi màu.

Biết được những nhược điểm này, các chuyên gia nha khoa Pháp đã nghiên cứu và cho ra đời thành công công nghệ trám răng Laser Tech hiện đại đã và đang ứng dụng tại Nha khoa giúp khắc phục nhiều trường hợp răng bị sâu nặng hiệu quả.

Nhờ thế hệ laser 4.0 đặc dụng cho phép trong quá trình hóa cứng bằng tia laser chất liệu trám không bị thay đổi thể tích và tạo ra hàng ngàn chân bám chắc vào mô răng thật giữ cho miếng trám luôn bền chắc.



2. Răng bị sâu nặng khi nào có thể bọc răng sứ?

Bọc răng sứ: áp dụng khi răng sâu nặng, vỡ lớn, bác sĩ nạo sạch vết sâu sau đó thực hiện mài cùi răng và bọc răng sứ.

Thân răng sứ bên ngoài răng thật giúp bảo vệ răng khỏi tác nhân có hại bên ngoài, đồng thời giúp bạn có thể ăn nhai và phục hồi tính thẩm mỹ.

Để khắc phục răng bị sâu nặng hiệu quả, nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng công nghệ răng sứ CT 5 chiều hiện đại tại  với nhiều ưu điểm vượt trội:

+ Răng giả thiết kế chuẩn xác đến từng gờ rãnh, tỉ lệ, hình dáng, kích thước y như răng thật.

+ Chế tác răng sứ chỉ trong 1 ngày với labo riêng tại phòng khám.

+ Vật liệu răng sứ chính hãng, có bảo hành tại Nha khoa.

3. Răng bị sâu nặng khi nào phải nhổ răng?

Dù là răng hàm bị sâu nặng hay răng cửa bị sâu nặng thì việc nhổ răng luôn không phải là chỉ định mà bác sĩ khuyến khích. Chi khi nào răng bị sâu nặng đến mức chỉ còn chân răng và có thể lây lan xuống nướu, xương ổ răng gây viêm chóp, áp xe xương ổ răng bất cứ lúc nào thì khi đó, nha sĩ thường chỉ định nhổ răng.

Có thể bạn ngại như đó lại là cách duy nhất để khắc phục tình trạng hiện giờ. Nha khoa với công nghệ nhổ răng không đau sẽ giúp bạn xóa bỏ lo nghĩ ấy. Hệ thống gây tê hiện đại theo tiêu chuẩn Pháp được áp dụng giúp bạn không còn cảm thấy đau nhức trong quá trình thực hiện.


Thêm vào đó, sau khi nhổ răng bị sâu nặng, còn có chế độ chăm sóc sau điều trị cho bệnh nhân. Nếu bạn có cảm giác sưng tấy và đau nhức, thì sự kết hợp của loại thuốc ibuprofen-paracetamol sử dụng sau khi nhổ răng sẽ có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân trong vòng 72 giờ thay vì 24 giờ như các loại thuốc trước kia.

Răng sâu bị vỡ lớn có trám răng được không ?

Răng sâu bị vỡ lớn là do răng sâu lâu ngày không điều trị khiến cho răng bị sâu nặng dẫn đến vỡ lớn. Hiện nay trám răng là phương pháp khắc phục răng sâu được bác sĩ chỉ định, tuy nhiên răng sâu vỡ lớn có khắc phục được bằng trám răng không ?

Răng hàm của bé có thay không
Cách cười mỉm đẹp

1. Trám răng sâu thường chỉ định khi nào?

Trám răng sâu thường được bác sĩ chỉ định khi răng mới chớm sâu hoặc mới hình thành có lỗ sâu nhỏ, răng chưa bị vỡ mẻ quá nhiều.

Theo đó bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu sau đó sử dụng vật liệu trám như composite đối với răng cửa hay amalgan đối với răng hàm phía bên trong để trám bít lên vùng răng sâu vừa được loại bỏ các mô đã bị tổn thương. Thường thì đối với hàn trám sẽ duy trì độ bền được vài năm sau đó sẽ có hiện tượng đổi màu hoặc dễ bị bong tróc.

2. Răng sâu bị vỡ lớn có trám lại được không?

Chính lý do độ bền không cao của các vật liệu trám thông thường nên đối với các xoang trám cho răng sâu bị vỡ lớn nếu trám răng sẽ chỉ duy trì được trong thời gian không lâu.

Tuy nhiên bạn vẫn có thể được điều trị bằng phương pháp trám răng Inlay/Onlay. Đối với các cách trám răng thông thường, vật liệu trám sẽ được trám trực tiếp lên vùng răng khiếm khuyết. Nhưng đối với Inlay/Onlay, chất liệu trám bằng sứ được tạo hình từ trước nhờ máy mài răng sứ và thiết bị quét dấu hàm mang đến tính chính xác cao. Sau đó miếng trám mới gắn lên răng.

Răng sâu bị vỡ lớn nếu điều trị bằng trám răng Inlay/Onlay sẽ mất nhiều thời gian hơn so với trám răng thông thường nhưng sẽ mang nhiều ưu điểm vượt trội không thua kém gì bọc răng sứ mà chi phí thì thấp hơn bọc răng sứ rất nhiều.

Miếng trám sứ có độ bền lâu dài, tính thẩm mỹ cao hoàn toàn khắc phục được hiện tượng miếng trám bị co lại trong quá trình hóa cứng thường xảy ra đối với cách trám thông thường. Vật liệu trám sứ không bị thấm nước nên không bị đổi màu sau thời gian dài, hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng.

Thêm vào đó, trám răng Inlay/Onlay không phải trải qua việc loại bỏ bớt mô răng thật nên không gây ra xâm lấn răng, là giải pháp cho răng sâu bị vỡ lớn an toàn mà lại vô cùng hiệu quả.

https://tramrangsau.vn/nhung-luu-y-khi-han-rang-me/

3. Ưu điểm khi điều trị răng sâu bị vỡ lớn tại Nha khoa KIM

Nếu bạn điều trị răng sâu bị vỡ lớn bằng trám răng Inlay/Onlay tại Nha khoa KIM, các bác sĩ sẽ ứng dụng công nghệ răng sứ CT 5 chiều hiện đại để chế tạo miếng trám chuẩn tỉ lệ, kích cỡ theo tiêu chuẩn giống với bọc răng sứ.

Để biết trường hợp răng sâu bị vỡ lớn của bạn có phù hợp với trám răng Inlay/Onlay không, bạn nên đến trực tiếp Trung tâm để các bác sĩ có thể thăm khám và tư vấn thêm.

Ngoài ra, nếu như bác sĩ thăm khám và chỉ định bạn có thể trám bằng phương pháp trám phổ biến thì công nghệ trám răng sâu Laser Tech sẽ được áp dụng tại Nha khoa KIM.

Khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của cách trám răng thông thường, trám răng bằng Laser Tech giúp bạn phục hình răng sâu hoàn hảo nếu bác sĩ chỉ định răng sâu bị vỡ lớn có thể trám bằng công nghệ này.

Vật liệu sử dụng trong Laser Tech có độ bền cao hơn hẳn những vật liệu phổ thông trám thẩm mỹ như Composite. Chất liệu được chứng nhận là an toàn tuyệt đối, không gây kích ứng với cơ thể nên bạn có thể yên tâm.

Quá trình hóa cứng, vật liệu không bị thay đổi thể tích nhờ đó cũng không gây hiện tượng xoang rỗng, hạn chế thức ăn mắc vào và hiện tượng răng ê buốt. Giúp phục hồi chức năng ăn nhai bình thường, răng sâu vừa trám có tính thẩm mỹ cao, màu sắc như răng thật khó mà phát hiện được.

Để xác định trường hợp răng sâu bị vỡ lớn của mình phù hợp với phương pháp trám răng nào, bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ với Nha khoa KIM theo hotline 1900 6899 để được tư vấn rõ hơn nhé!

Sâu răng có thể gây viêm xoang

Đã có rất nhiều nghiên cứu cho biết người bị bệnh sâu răng có thể sẽ bị nhiễm trùng xoang hàm ( một dạng bệnh của viêm xoang). Do chân răng răng hàm trên nằm gần xoang hàm nên khi vùng răng này bị sâu nặng và lan rộng thì nhiều vùng xoang cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhiễm trùng và gây nên những cơn đau nhức rất dữ dội.


Nhiều người bị viêm xoang nặng. đi chữa khắp nơi không khỏi đã không biết rằng, sâu răng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh hô hấp khó chịu này. Ngoài các nguyên nhân khác như dị ứng của cơ thể với môi trường, sức đề kháng kém, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, viêm xoang còn bắt nguồn từ sâu răng và nhiễm trùng răng hàm trên. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-chinh-ham-mom-co-toan-khong/



Hơn thế nữa, tương quan trực tiếp giữa sâu răng và viêm xoang còn được thể hiện ở tác động ngược trở lại của viêm xoang đối với sức khoẻ răng miệng. Viêm xoang nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hôi miệng do dịch mủ theo các lỗ thông từ xoang xuống miệng.


Sâu răng không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm trong khoang miệng mà còn có thể gây ra tình trạng viêm xoang. Bởi xoang mũi và vùng miệng có hệ thống thông sang nhau, do đó, vi khuẩn cũng có thể dễ dàng di chuyển và gây ra bệnh. Có rất nhiều trường hợp sâu răng gây viêm xoang mà chúng ta không biết. Vậy làm sao để điều trị sâu răng triệt để trước khi nó có cơ hội lây lan sang những khu vực khác? http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-cat-ham-chua-mom/


Khi có các dấu hiệu mắc bệnh viêm xoang do răng sâu, bạn nên có sự phối hợp điều trị giữa khoa Răng-Hàm-Mặt và khoa Tai-Mũi-Họng: Khi bị sâu răng, viêm lợi hay mủ chân răng, bạn nên đến ngay nha sỹ để được khám và chữa trị kịp thời. Không nên để bệnh trở thành mãn tính vì rất dễ gây nên viêm xoang kèm theo. Những trường hợp đã thấy biểu hiện của sâu răng gây viêm xoang, bạn nên đến chuyên khoa Tai-Mũi-Họng điều trị kết hợp với việc điều trị răng miệng.


Cần vệ sinh răng miệng tốt bằng cách chải răng với kem đánh răng chứa fluor ít nhất 2 lần một ngày và sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến nha sĩ mỗi 6 tháng để làm sạch vôi răng và mảng bám răng, góp phần ngừa sâu răng.


Khi bị viêm xoang không nên lạm dụng thuốc nhỏ mũi và xịt mũi. Vì sau đó, bạn rất có thể bị lệ thuộc thuốc. Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dùng trong một thời gian ngắn.

Răng sâu có lỗ thì nên bọc răng sứ hay trám ?

Chào bác sĩ, em bị sâu 2 chiếc răng hàm, không bị đau nhức nhưng lại có lỗ. Vậy bác sĩ nha khoa KIM cho em hỏi là răng sâu có lỗ thì nên bọc răng sứ hay là trám ạ, rất mong được bác sĩ trả lời giúp em. Em xin cám ơn ( Kiều Nguyệt Nga - An Giang )

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Sâu răng gây viêm xoang
Bị sâu răng hàm số 8
 Trả lời:

Chào bạn Hoàng Giang!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Răng hàm có lỗ sâu nên bọc răng sứ hay trám ?” của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau:

(Hình ảnh khách hàng sử dụng dịch vụ trám răng tại Nha khoa KIM. Hiệu quả có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người)

Cả bọc sứ và trám sứ đều có thể áp dụng được cho răng hàm bị sâu. Tuy nhiên áp dụng cách nào tốt cần dựa vào mong muốn của bạn.


Theo bác sỹ thì tốt hơn hết khi răng hàm có lỗ sâu nhỏ và muốn hỗ trợ điều trị thì bạn nên trám sứ . Lý do quan trọng là ở khả năng bảo tồn răng của phương pháp này. Theo quan điểm của bác sỹ, không gì tốt hơn răng thật. Người bị mất răng cũng sẽ hiểu rất rõ điều này dù có được phục hình bằng loại răng giả tốt đến đâu đi nữa. Chiếc răng đó cũng không thể so sánh được với răng thật.

Cho nên trong tất cả các trường hợp hỗ trợ điều trị bệnh lý mà cần tạo hình lại thì yếu tố cần đề cao đó là bảo tồn mô răng thật tối đa. Đó chính là cách giúp giữ được răng thật trên cung hàm.
Bởi vậy, nếu so sánh giữa bọc răng và trám  thì trám răng sẽ giúp bảo tồn răng tốt hơn. Vì biện pháp này chỉ bổ sung thêm mô răng bị hỏng mà không làm mất thêm mô răng thật còn khỏe khác.

Trong khi đó để bọc răng sứ cho răng hàm có lỗ sâu bạn phải mài nhỏ chiếc răng đi, bao gồm cả mô răng sâu và phần lớn mô răng còn khỏe mạnh.

Đối với hỗ trợ điều trị các vấn đề răng miệng nên đạt mục tiêu làm sao tránh được sự xâm phạm tới răng để bảo tồn lên trước mục tiêu vì sự thẩm mỹ của răng mà bất châp cả việc xâm lấn răng thật. Giống như bạn được làm cả một chiếc răng sứ đẹp nhưng đổi lại phải bỏ đi rất nhiều mô răng thật và phải đối mặt với nguy cơ hỏng chiếc răng này cao hơn.

Khi trám răng  tại Hoàn Mỹ, bạn có thể yên tâm về hiệu quả phục hồi răng. Các bác sỹ giỏi của Trung tâm sẽ trực tiếp hỗ trợ điều trị cho bạn bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại là Trám răng Laser Tech nếu dùng vật liệu mềm và công nghệ Răng sứ CT 5 chiều nếu dùng vật liệu sứ. Đây đều là hai công nghệ được ADF (Hiệp hội nha khoa Pháp) công nhận đạt tiêu chuẩn Y khoa Quốc tế.

Với những công nghệ này, chiếc răng hàm có lỗ sâu sẽ được khôi phục lại như ban đầu, dấu tích răng sâu sẽ biến mất. Răng đạt độ thẩm mỹ cao, miếng răng bền chắc, vừa khít với lỗ răng bị hổng sau nạo vết sâu. Khả năng ăn nhai của răng được phục hồi nguyên vẹn. Kỹ thuật công nghệ và tay nghề giỏi của bác sỹ cam kết sẽ đem đến cho bạn ca hỗ trợ điều trị thành công ngoài mong đợi.

Nếu muốn được tư vấn thêm các thắc mắc liên quan đến công nghệ và kỹ thuật hỗ trợ điều trị răng hàm có lỗ sâu tốt, bạn có thể liên hệ về Trung tâm theo các thông tin đi kèm dưới đây, bác sỹ luôn sẵn lòng tư vấn tận tình cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ!

Trị bệnh sâu răng tận gốc không tái phát

Để điều trị sâu răng tận cùng, nhất thiết cần phải tới nha khoa để thực hiện bằng các phương pháp khoa học. Và mỗi trường hợp sẽ tương ứng với cách điều trị bệnh sâu răng khác nhau.


Sâu răng là bệsnh phổ biến nhưng không quá nguy hiểm và việc điều trị cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên nhiều trường hợp đã điều trị nhưng vẫn bị sâu răng trở lại nên làm thế nào để chữa sâu răng triệt để là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Hãy lắng nghe nha sỹ giải đáp về cách trị bệnh sâu răng tận gốc, đảm bảo không tái phát ngay sau đây!



1. Cách trị bệnh sâu răng bằng phương pháp hàn trám

Đây là phương pháp phổ biến nhất để điều trị sâu răng bởi đa phần bệnh nhân khi tới nha khoa đều trong tình trạng sâu răng thành lỗ và để khắc phục các lỗ sâu đó thì trám răng là phương pháp phù hợp nhất.

Bác sỹ sẽ thực hiện nạo sạch những vết sâu, những mô răng hỏng và vệ sinh sạch sẽ. Trường hợp tủy đã viêm thì vừa phải nạo vết sâu vừa phải điều trị tủy, thậm chí loại bỏ tủy răng nếu đã chết. Sau đó các lỗ sâu răng sẽ được thực hiện hàn trám để vừa tái tạo hình dáng của răng lại vừa ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập trở lại.

Hiện nay để thực hiện cách điều trị bệnh sâu răng bằng hàn trám, nha khoa đã ứng dụng công nghệ Laser Tech. Chỉ cần từ 10 – 15 phút, tia Laser chiếu lên vật liệu trám sẽ tạo nên phản ứng quang hợp và làm đông cứng vết trám nhanh chóng. Nhờ công nghệ này, vết trám không chỉ đông cứng nhanh mà còn bám chắc chắn trên mặt răng nhờ các chân bám li ti. Đặc biệt sẽ không còn phải lo ngại bung tuột, co kéo vết trám như trước đây nữa.

Cách trị bệnh sâu răng bằng hàn trám Laser Tech tại nha khoa sẽ được bảo hành sử dụng đến 2 năm và đặc biệt chất liệu trám làm bằng composite có màu sắc giống hệt răng thật nên cho hiệu quả thẩm mỹ rất tự nhiên.

2. Cách trị bệnh sâu răng bằng bọc sứ

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp răng bị sâu và bị lỗ sâu rất lớn hoặc đã gãy vỡ.

Sau khi được vệ sinh, loại bỏ các vết sâu cũng như điều trị tủy, răng sâu sẽ được thiết kế mão sứ để bọc lên bên ngoài, tạo thành lớp áo chắc chắn bảo vệ răng thật còn sót lại đồng thời phục hình thẩm mỹ cho răng.

Hiện nay tại nha khoa các mão sứ được chế tác bởi công nghệ CAD/CAM cho những loại răng toàn sứ vừa có tính thẩm mỹ cao lại vừa chắc chắn. Các loại răng toàn sứ này có thời hạn bảo hành lên đến 20 năm và nếu được chăm sóc cẩn thận sẽ sử dụng được trọn đời

3. Cách trị bệnh sâu răng bằng nhổ răng

Bảo tồn răng luôn là điều mà bất kỳ ai cũng muốn và bất kỳ nha sỹ nào cũng ý thức được. Tuy nhiên có nhiều trường hợp răng sâu quá nặng, gãy vỡ chỉ còn một ít chân răng, vi khuẩn xâm lấn sâu, gây nên những biến chứng nguy hiểm như áp xe, chết tủy thì dù không muốn, bác sỹ vẫn phải nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng xung quanh cũng như xương hàm.

Tại nha khoa  bạn sẽ không phải lo ngại nhổ răng gây đau đớn hay bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Các dụng cụ nhổ răng trước đây như nạy và kìm sẽ được tay thế bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng và máy nhổ răng siêu âm không sang chấn để nhẹ nhàng cắt đứt dây chằng và chia răng thành từng phần rồi mới lấy ra dễ dàng.

Hơn nữa trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây tê vùng răng bị sâu nên đảm bảo sẽ không gây đau và hơn hết là tạo được tâm lý cho bệnh nhân . Sau khi răng sâu được nhổ bỏ, răng mới sẽ được trồng lên thay thế đề vừa khắc phục thẩm mỹ lại vừa tránh tình trạng tiêu xương ổ răng.

Trám bít lỗ hỏng phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Ở trẻ em, lứa tuổi 6 – 12 đã mọc răng 6 và răng 7. Đây là những răng vĩnh viễn mọc sớm, mặt nhai có nhiều hố rãnh, lại nằm ở vị trí phía sau trên cung hàm nên việc làm sạch khó khăn. Đồng thời ở giai đoạn này răng mới mọc, sự ngấm vôi của men răng chưa hoàn tất (hai năm sau sự ngấm vôi mới hoàn chỉnh).


>>cách nhổ răng sữa tại nhà

Theo thống kê của nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng mặt nhai cao, chiếm tới 90% tổng số sâu răng.

Đó là do giải phẫu mặt nhai có nhiều hố rãnh nên khó được làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn phát triển, hình thành sâu răng. Sâu hố rãnh phát triển nhanh và có liên quan đến độ sâu hố rãnh



 Do vậy sức đề kháng với sâu răng kém nên răng dễ bị sâu, đặc biệt ở hố rãnh. Tần suất sâu hố rãnh lớn nhất trong thời gian bốn năm sau khi răng mọc và vẫn tiếp tục xảy ra ở các năm sau đó.

Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn. Do đó dự phòng sâu hố rãnh cho các răng 6, 7 có tầm quan trọng đặc biệt, giúp trẻ có được hàm răng tốt suốt đời.


Trám răng sâu

Chất bịt kín vẫn còn ở vị trí 3-5 năm sẽ được coi là thành công, tuy nhiên, chất bịt kín có thể kéo dài lâu hơn nữa. Nó không phải là lạ khi nhìn thấy chất bịt kín được đặt trong thời thơ ấu vẫn còn nguyên vẹn trên răng của người lớn.

Tác dụng của trám bít hố rãnh

Hố rãnh sau khi được làm sạch và trám bít lại sẽ làm mặt nhai răng hàm bằng phẳng hơn, dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Do vậy cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ giảm, chính vì vậy sẽ kiểm soát và phòng ngừa được sâu răng sớm.

Kỹ thuật trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh được thực hiện càng sớm càng tốt khi trẻ mọc răng 6 (6 tuổi), răng 7 (12 tuổi) có hố rãnh mặt nhai sâu dễ đọng thức ăn tạo điều kiện để sâu răng phát triển

Quá trình trám bít đơn giản tiến hành nhanh chóng, không làm mất tổ chức cứng của răng, không gây đau trong suốt quá trình thực hiện và về sau.

Đầu tiên là làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi và bột đánh bóng, tiếp theo xử lý bề mặt răng bằng một loại dung dịch để làm tăng độ bám dính của chất trám bít và cuối cùng là đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh, chất trám bít sẽ tự cứng nếu là loại hóa trùng hợp hoặc chiếu đèn halogen để cứng nếu là loại quang trùng hợp.

Trám bít hố rãnh là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu ở trẻ em tuổi học đường, và được xem là một phương pháp mang lại hiệu quả cao với giá thành dễ chấp nhận. Tuy nhiên để làm tăng tính hiệu quả của biện pháp này thì sau khi trám bít phải cho trẻ tái khám định kỳ sáu tháng một lần để phát hiện và trám lại miếng trám bị bong.


Nếu trám bít bằng glassionormer cement thì có sự giải phóng fluor từ vật liệu hàn làm men răng cứng hơn, tăng sức đề kháng với sâu răng, tăng tái khoáng hóa men và ngà tổn thương, thay đổi thành phần vi khuẩn và các sản phẩm chuyển hóa từ mảng bám. Ngay cả khi miếng trám bong thì vẫn còn một ít vật liệu bám lại ở phần sâu của hố rãnh và vẫn còn tác dụng phòng ngừa sâu răng.

Bị sâu răng có gây nguy hiểm không?

Răng là một bộ phận rất quan trọng, vậy bị sâu răng có nguy hiểm không . Không chỉ tạo nên vẻ đẹp bên ngoài, mà răng còn ảnh hưởng lớn đến các bộ phận bên trong cơ thể. Vì vậy, nếu răng có vấn đề, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều bệnh nguy hiểm.


Theo nha sĩ Đỗ Mạnh Cường, chuyên ngành Răng - Hàm - Mặt. Hàm răng khỏe mạnh không chỉ mang lại nụ cười đẹp mà còn tăng cường sức khỏe.

Các bệnh phổ biến nhất là răng sâu, viêm lợi, viêm nướu hoặc nhiễm trùng nha chu... Khi răng không được khỏe sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác tới sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là 6 bệnh phổ biến chúng ta có thể gặp nguyên nhân sâu xa do răng bị sâu, gãy, nhiễm trùng, nha chu.
Bệnh tiêu hóa
Răng có chức năng nhai và nghiền thức ăn cho cơ thể. Khi răng bị đau, chức năng này sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Lực nhai giảm khiến thức ăn không được nghiền nhỏ như bình thường, từ đó hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Điều này lý giải vì sao những người răng hỏng dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa. Mặt khác, đau răng còn có thể gây ra tình trạng chán ăn, sụt cân, thiếu chất dinh dưỡng nếu kéo dài.



Đau đầu dữ dội
Theo BS Cường, đau đầu là triệu chứng thường thấy khi bị sâu răng. Thông thường nếu răng chỉ mới bị sâu ở phần men và ngà, chưa sâu thủng vào tuỷ thì ít gây đau. Nhưng khi bị viêm tủy, bạn sẽ có cảm giác đau đầu dữ dội. Nguyên nhân là răng sâu ảnh hưởng đến dây thần kinh số VII và V.

Do vậy khi bị đau, bạn nên gặp bác sĩ nha khoa để xem sâu răng đã chạm tuỷ chưa và điều chữa ngay. Khi răng được điều trị, cơn đau đầu cũng chấm dứt.

Viêm xoang vì nhiễm trùng răng
Các bệnh nhiễm trùng ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây viêm xoang, viêm mũi, ngoài ra Sâu răng gây hôi miệng.
Do chân răng (răng hàm trên) nằm sát xoang hàm, nên khi vùng bị sâu lan rộng sẽ làm tổn thương xoang, gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Khi đó, nếu ở giai đoạn sớm, bạn chỉ cần điều trị sâu răng, đồng thời bệnh xoang sẽ tự khỏi. Nếu muộn, bạn không chỉ phải nhổ bỏ răng mà xoang đã viêm nhiễm nặng nề. Khi đó, người bệnh cần điều chữa thêm cả xoang.

Ngoài ra, khi răng không khỏe mạnh cũng có thể gây ra viêm họng, thậm chí gây ảnh hưởng xa hơn như tim, thận, khớp.
Xem thêm: Sâu răng số 8
 
Nguy cơ liệt mặt, méo mồm
BS Cường cho biết răng liên quan đến thần kinh sinh 3, ảnh hưởng hai hàm và mắt. Dây thần kinh số VII chạy phía trong hàm trên nếu bị ảnh hưởng, có thể gây liệt mặt hoặc méo mồm. Điều này không phổ biến tuy nhiên vẫn có thể xảy ra khi nhổ răng số 8.

Gây bệnh tiểu đường, đau tim
Nhiễm trùng nha chu (nướu hay bị viêm đỏ, chảy máu khi chải răng,…) được xem là một trong những tác nhân gây suy yếu hệ tim mạch, tăng nguy cơ tai biến mạch máu, đột quỵ, suy tim. Bệnh lý này do vi khuẩn trong túi nha chu xâm nhập vào đường tuần hoàn máu, trực tiếp tác động lên tim và mạch máu.

Thêm vào đó, vi khuẩn nha chu và độc tố của chúng gián tiếp tác động lên gan làm sản sinh những chất có hại cho hệ thống tim mạch.
Vi khuẩn cũng theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây nên hiện tượng "kháng insulin", khiến tuyến tụy phải cố gắng tăng tiết insulin. Nếu tình trạng này kéo dài, tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.

Thậm chí theo một nghiên cứu khoa học, nhiễm trùng nha chu khi đang mang thai còn có khả năng gây nên sự giãn nở và co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
Lão hóa sớm
Hiện tượng này thường xảy ra khi bị mất hoặc gãy răng, nhất là với xương hàm. Bộ phận này có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.

BS Đỗ Mạnh Cường khuyến cáo, tuyệt đối không coi thường vấn đề sức khỏe răng miệng. Nhiều người vẫn nghĩ rằng răng chỉ là một bộ phận làm nên dáng vẻ bề ngoài cho cơ thể mà không lường những bệnh nguy hiểm chúng ta có thể gặp phải khi bộ nhai không được chăm sóc chu đáo.

Theo đó, cần phải chú ý hơn nữa trong việc săn sóc răng hàng ngày. Khi răng có các vấn đề, cần tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo chúng ta sẽ không mắc thêm các chứng bệnh khác.

Riêng về việc chỉnh nha, BS Cường nhấn mạnh càng cần phải chú ý vấn đề này hơn. Nếu người làm không có kinh nghiệm còn có thể khiến bệnh nhân gặp các tai biến như bị lòi chân răng, viêm tuỷ, răng rụng sớm.

Chính vì vậy răng cần được quan tâm và chăm sóc đặc biết hơn, cần biết cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả để tránh khỏi những đáng tiếc sau này.


Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng các mẹo dân gian


Đau răng gây cho chúng ta cảm giác ê buốt khó chịu, và kéo dài hàng giờ liền, có khi là hàng tuần. Để chấm dứt cơn đau này, ngoài biện pháp đi nha khoa ra thì trong dân gian có rất nhiều cách giảm đau răng sâu hữu dụng, các bạn có thể tham khảo dưới đây.

Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng vỏ quả xoài


Xoài rửa sạch, gọt lấy vỏ, cho vào nước và đun sôi khoảng 10-15 phút. Đổ hỗn hợp này ra chai hoặc cốc rồi cho thêm rượu với tỷ lệ rượu và nước là 3:1.

Dùng hỗn hợp chất lỏng này để súc miệng từ 3-4 lần/ ngày vào buổi sáng khi thức dậy, sau hai bữa ăn chính trong ngày và buổi tối trước khi đi ngủ. Nên ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 3-5 phút rồi súc miệng nhổ đi để đạt hiệu quả trị đau nhức do sâu răng.



Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng lá trầu không


Dùng 2 hoặc 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra (không được uống). Chỉ cần súc miệng 2 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút) là răng hết đau.
>>trị sâu răng tại nhà

Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng hạt na


Bạn hãy đập dập hạt na và lấy nhân bên trong. Cho nhân đó vào nghiền nhỏ rồi đắp sâu vào hố răng. Cách làm này giúp giảm cơn đau do sâu và viêm chân răng bởi hạt na có tính sát trùng và sát khuẩn.
>chữa sâu răng có đau không

Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng tỏi


Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng. Cách làm: tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau.

Cách giảm đau răng bị sâu hiệu quả bằng dầu ôliu


Dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương lên phần răng và nướu bị đau. Trộn hai phần hỗn hợp tinh dầu đinh hương với một phần dầu ôliu. Làm điều này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. Thậm chí bạn cũng có thể nhai đinh hương, bởi đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan và rất tốt trong giảm đau, kháng viêm.

Trên đây là những mẹo dân gian giúp trị sâu răng hiệu quả, tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, không mang lại hiệu quả lâu dài, để có thể chấm dứt tình trạng đau răng, các bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị tận gốc.

Mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc tại nhà

Mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc tại nhà sẽ tạm thời làm dịu cơn đau nhức răng một cách nhanh chóng với những nguyên liệu dễ tìm từ nhà bếp trong trường hợp người bệnh chưa có thời gian đi khám bác sĩ.


>> Răng bị sâu đen
>> Bé bị sâu răng sữa
>> Cách trị sâu răng dân gian

Thông thường, đau răng bắt nguồn từ việc sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng, nha chu, hôi miệng hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng,… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị lập tức thì bệnh sẽ nặng và đôi khi phải nhổ mất răng. Dưới đây là một số mẹo vặt chữa đau răng tại nhà hiệu quả tức thì trong trường hợp người bệnh chưa có thời gian đến khám tại bệnh viện.


Dùng nước súc miệng

Dùng nước súc miệng để làm sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng được sạch sẽ, không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn và có thể làm giảm chứng đau răng.

Dùng đá lạnh

Trước tiên hãy thử khắc phục điểm áp lực bằng cách cọ xát một cục đá nhỏ vào khu vực xương hàm thứ 5 bên ngoài má từ 5 – 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm mất đi cảm giác đau.

Dùng nước cốt chanh bôi lên phần răng và nướu bị đau. Nước cốt chanh sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau vì tính axit trong chanh ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như việc các vi khuẩn lây lan. Đó là lý do vì sao chanh rất tốt trong việc giảm đau và kháng viêm.

Nước muối ấm

Pha 1 chai nước muối (với nồng độ vừa phải) để ở nhà và 1 chai để ở nơi làm việc. Sau khi ăn nên đánh răng sạch sẽ ngay bằng kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay tức khắc và tạm thời không bị chứng đau răng hành hạ.

Ngậm tỏi

Nghiền nát tỏi khô trộn thêm một ít muối sau đó đắp lên vị trí răng bị đau giúp giảm đau răng và chữa lành các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nhai 1 tép tỏi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp răng chắc khỏe hơn.

Khoai tây

Xắt một lát khoai tây, giã nát rồi đắp lên trên chỗ răng đau trong khoảng 15 phút. Cách chữa đau răng này sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Hạt tiêu và húng quế

Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Khi bị đau răng, chỉ cần ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

Gừng

Gừng là loại gia vị có trong căn bếp của mỗi gia đình, gừng có tính kháng viêm và sát trùng cao. Mẹo vặt chữa đau răng từ gừng rất đơn giản: Giã nát gừng rồi đắp thẳng lên phần răng bị sâu, làm như vậy một vài lần trong ngày sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nước trà xanh


Theo Bệnh viên trăng hàm mặt trung ương, trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao và có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng với trà xanh có thể giúp làm lành chứng viêm nướu. Cách đơn giản nhất là nấu nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày bởi trà xanh có khả năng chống ô-xy hóa, chống viêm và sát trùng tốt.

Hành tây

Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng tương tự như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm cơn đau nhức răng, nướu. Hoặc đơn giản hơn, người bị đau răng có thể nhai hành tây trong khoảng 3 phút, cách này sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn trong miệng và làm giảm cơn đau ngay lập tức.

Lá trầu không, lá ổi

Dùng 2 – 3 lá trầu không giã nhỏ cùng với vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu trắng. Để 10 phút cho lắng rồi gạn lấy phần nước trong. Dùng nước này súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút để làm dịu cơn đau nhưng lưu ý tuyệt đối không được uống. Bên cạnh đó, nhai lá cây ổi đã rửa sạch cũng giúp giảm triệu chứng đau răng.

Những mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc trên tuy hiệu quả nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Để nói lời tạm biệt vĩnh viễn với nỗi ám ảnh từ răng sâu, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sỹ giàu kinh nghiệm tư vấn và chữa trị.

Răng Nhạy Cảm là gì?

Các răng nhạy cảm không phải lúc nào cũng bị đau, mà có lúc đau lúc không. Nếu bị đau răng thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. Một điều quan trọng là phải cho nha sĩ biết các triệu chứng này để xác định được nguyên nhân và cách điều trị đúng.


>>chua sau rang co dau khong
>>Trị sâu răng ở đâu tốt

Nếu thỉnh thoảng bỗng dưng bạn bị đau nhói hoặc hơi tê khi cắn vào thức ăn ngọt hay chua, hoặc uống nước nóng hay lạnh, thì có thể răng của bạn bị nhạy cảm.




Nguyên Nhân Làm Cho Răng Nhạy Cảm
Ðối với các răng khỏe mạnh, các mô xốp được gọi là ngà răng được lợi và vỏ men cứng của răng bảo vệ. Khi bị mất lớp bảo vệ này, các lỗ siêu nhỏ trong ngà răng (được gọi là tiểu quản) cho phép nóng và lạnh cũng như các kích thích tố khác truyền vào trong đến dây thần kinh răng và gây chứng đau đớn.

Các nguyên nhân sau đây có thể làm cho ngà răng mất lớp bảo vệ:
Lợi teo rút do đánh răng không đúng cách hay bị bệnh lợi.
Răng bị vỡ hay răng mẻ.
Cắn chặt hoặc nghiến răng.
Tuổi cao.


PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ

Tùy theo kết quả chẩn đoán, nha sĩ có thể đề nghị một hay nhiều phương pháp điều trị dưới đây để làm giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng răng nhạy cảm:
Ðánh răng bằng bàn chải lông mịn.
Dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để ngăn cho các kích thích tố không tiếp cận được dây thần kinh hoặc làm cho chính dây thần kinh bớt nhạy cảm đi.
Dùng thuốc súc miệng hoặc keo đặc chứa chất florua giúp điều trị cho răng nhạy cảm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thường thì phải dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm trong vòng một vài tuần lễ thì mới thấy giảm đau. Hãy theo hướng dẫn của chuyên viên nha khoa về việc thường xuyên sử dụng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để khỏi bị đau trở lại.

Được tạo bởi Blogger.