Hiển thị các bài đăng có nhãn nieng-rang-tham-my. Hiển thị tất cả bài đăng

Những lưu ý khi niềng răng

niềng răng vẫn luôn được đánh giá là một giải pháp được cho là hữu hiệu nhất cho đến thời điểm hiện tại về việc điều chỉnh lại hàm răng lệch lạc. Với những gì mà phương pháp này mang lại cho những trường hợp có hàm răng móm, hàm hô, hàm thưa, hay hàm khấp khểnh… thì nó xứng đáng được đánh dấu là một bước tiến vượt trội trong ngành nha khoa nói chúng và kỹ thuật niềng răng nói riêng.

Tuy nhiên để kết quả niềng răng được duy trì, bảo tồn và phát huy một cách hoàn hảo thì việc chăm sóc sau khi niềng răng cũng góp một phần khá quan trọng, mang lại cho bệnh nhân một hàm răng đều đặn và chắc khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cũng cấp một số nội dung liên quan đến việc chăm sóc sau khi niềng răng cũng như một số lưu ý để nâng cao hiệu quả của kỹ thuật niềng răng.

* Giảm hiện tượng đau nhức


Trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày đầu sau khi niềng răng thì bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức vì lúc này phần mô và má lợi sẽ bị kích ứng. Không những thế, lúc này bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy cồm cộm và khó chịu ở trong miệng vì khí cụ chỉnh nha (mắc cài, khay niềng) được mang ở trong hàm. Để giải quyết vấn đề này thì sau khi kết thúc ca niềng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân một số điều, đồng thời sẽ cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân dịu cơn đau tức thì trong những ngày đầu đó. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng các cách như sử dụng nước súc miệng hoặc là nước muối pha loãng để súc miệng. Như vậy cũng phần nào giúp bệnh nhân giảm được cơn đau nhanh chóng.



* Đánh răng đúng cách

Khi niềng răng, tức là bệnh nhân phải đeo khí cụ chỉnh nha ở trong cung hàm, điều này có nghĩa là mọi người sẽ phải chú ý hơn đến việc vệ sinh hằng ngày thật khoa học. Khi đánh răng thì mọi người nên sử dụng loại bàn chải lông mềm, chải răng đúng kỹ thuật theo hướng từ dưới lên và từ trên xuống một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Có như vậy mới dễ dàng lấy sạch những thức ăn còn bám lại ở kẽ răng hay mắc cài. Bên cạnh đó thì mọi người cũng nên sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa hằng ngày để lấy sạch phần thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng.

* Sử dụng thực phẩm mềm

Sau khi thực hiện kỹ thuật niềng răng thì trong tuần đầu tiên, hàm răng củ chúng ta sẽ không thể trở lại bình thường ngay được. Mà sẽ còn có cảm giác đau nhức, khó chịu ở trong hàm miệng. hơn nữa để cho hệ thống mắc cài cũng như khay niềng được cố định vững chắc ở trong cung hàm thì mọi người nên hạn chế việc tác động lực lên nó. Điều này đồng nghĩa với việc là bạn nên lựa chọn những thực phẩm thức ăn có độ mềm như cháo, súp để hạn chế việc phải dùng một lực nhai mạnh, tránh làm tổn thương cũng như làm lệch mắc cài, khay niềng.

Niềng răng khắc phục tình trạng hô móm vẩu

Chỉnh nha nieng rang có thể khắc phục triệt để các tình trạng hô móm vẩu 1 cách hiểu quả. Cùng xem niềng răng có những tác dụng như thế nào mà có thể thay đổi tình trạng hô móm vẩu nhé

Răng hô (vẩu)
Răng hô - Niềng răng giải quyết
Răng hô là tình trạng răng mọc sai bị trí dẫn đến việc răng bị đưa ra ngoài và làm mất thẩm mỹ, trong trường hợp răng hô nặng còn làm môi không khép lại được, về lâu về dài sẽ dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn giữa hai hàm gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp, thiếu tự tin khi cười. Răng hô có thể do di truyền, bẩm sinh hoặc do các thói quen xấu khi còn bé như mút tay, ngậm ti giả, đẩy lưỡi ra trước,
Nhìn chung tất cả trường hợp hô do răng đều có thể xử lý bằng phương pháp chỉnh nha – niềng răng, đây cũng là phương pháp giải quyết triệt để tình trạng răng hô, hiệu quả lâu dài.

Răng móm
Răng móm hay còn được gọi là tình trạng khớp cắn ngược làm răng hàm trên cụp sâu vào trong và trăng hàm dưới đưa ra ngoài, gây mất thẩm mỹ răng, khó khăn trong ăn uống, làm biến dạng khuôn mặt, thiếu hài hoà, kém thẩm mỹ do phần xương hàm dưới bị đưa ra nhiều. Trong các trường hợp này nếu móm do răng thì mới tiến hành chỉnh nha – niềng răng được, còn nếu nguyên nhân móm do hàm thì phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm móm mới khắc phục được.
Xem thêm : http://benhvienniengrang.com/nieng-rang-mat-trong-chi-phi-bao-nhieu/
Răng lệch lạc (khấp khểnh)
Niềng răng thẩm mỹ chữa răng lệch lạc
Răng lệch lạc là tình trạng lệch khớp cắn cơ bản trong đó răng mọc lộn xộn, không theo quy cách thông thường, chồng chéo lên nhau, cái trên, cái dưới. Nguyên nhân thường do số lượng răng nhiều trong khi khuôn miệng nhỏ gây nên tình trạng không đủ chỗ, các răng chen chúc lên nhau gây mất thẩm mỹ, khó vệ sinh răng miệng dễ gây sâu răng, làm nụ cười không được hài hoà với cấu trúc gương mặt. Tình rạng này, nếu nhẹ có thể dùng phương pháp Bọc răng sứ thẩm mỹ. Nhưng nếu răng lệch lạc nhiều thì chỉ có thể giải quyết bằng phương pháp chỉnh nha – niềng răng mới làm cho răng trở nên đều lại và giữ được hiệu quả trong thời gian dài

Ngoài ra, răng mọc không đều, lệch lạc nghiêm trọng vẫn có thể kết hợp cả hai phương pháp là Chỉnh nha niềng răng và bọc răng sứ thẩm mỹ để giảm thiểu ½ thời gian thẩm mỹ chỉnh nha.
Răng thưa
Khác với răng lệch lạc (khấp khểnh) hay răng hô, răng móm… răng thưa là hiện tượng có các khe hở giữa răng, phổ biến nhất là thưa 2 răng cửa, nguyên nhân do số lượng răng ít do mất răng (hoặc thiếu răng bẩm sinh) dẫn đến sự di chuyển răng tạo ra khe hở hoặc do kích thước răng quá nhỏ so với khuôn hàm.

Với trường hợp răng thưa, cũng có thể khắc phục bằng một trong hai cách: Bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc chỉnh nha niềng răng. Khi thực hiện chỉnh nha – niềng răng tình trạng răng thưa sẽ giải quyết triệt để do trong quá trình niềng, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại mắc cài chuyên dụng để tác động, từ từ kéo răng về đúng vị trí, mang lại hàm răng đều đặn, hiệu quả lâu bền.

Giúp trẻ thăng bằng tâm lý khi niềng răng

Việc thăng bằng tâm lý cho trẻ khi niềng răng là điều vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Giúp trẻ thăng bằng tâm lý khi niềng răng là một vấn đề mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Chỉnh nha cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là cần thiết, tuy nhiên trẻ cảm thấy thế nào khi tham gia vào quá trình chỉnh nha thì không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và làm đúng. Đây không đơn thuần là việc chữa bệnh về răng cho trẻ mà nó có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cũng như sức khỏe tâm lý của trẻ sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới tâm lý của trẻ khi đưa các bé tới nha khoa và tiếp xúc với các dịch vụ chỉnh nha.

Tại Việt Nam, các bậc phụ huynh thường không đặc biệt quan tâm tới sự phát triển răng miệng của con em mình. Đối với trẻ, quá trình những chiếc răng sữa lung lay và rụng để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn là một “cột mốc lịch sử” đáng tự hào. Tuy nhiên, trong giai đọan này, trẻ chưa ý thức được tác hại của những thói quen xấu như: mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và khi đã gặp phải những tình trạng trên thì không còn cách nào khác trẻ sẽ phải tham gia vào quá trình điều trị chỉnh nha.
>>> Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 6


Điều trị chỉnh nha cần những khí cụ gì?

Tuỳ theo tình trạng răng và xương hàm của trẻ, bác sĩ có thể lên kế hoạch cho trẻ mang những khí cụ ngoài mặt, để giúp định hướng đúng sự phát triển của xương hàm. Các khí cụ này thường chỉ mang buổi tối. Ngoài ra, còn có những khí cụ giúp ngăn các thói quen xấu như khí cụ chặn lưỡi được gắn cố định trong miệng, hoặc khí cụ giúp nong rộng xương hàm. Trên mặt ngoài cung răng, bác sĩ gắn mắc cài, dây cung cho trẻ, nhằm giúp sắp xếp thẳng hàng lại các răng.

Trẻ sẽ đón nhận việc mang những khí cụ này ra sao?

Trong độ tuổi từ 6–12 tuổi, trẻ thường có tâm lý thích tìm tòi, thích khám phá những hiều mới và đặc biệt trẻ rất thích màu sắc. Trẻ thích được làm người lớn nên tại sao chúng ta thường thấy trẻ hay bắt chước làm giáo viên, bác sĩ hay làm cha mẹ của những cô búp bê, những con vật. Cũng chính vì thế mà trẻ rất thích nghe những lời động viên, khen ngợi để cảm thấy mình được coi là người lớn. Bởi vậy, trẻ sẽ đón nhận việc mang khí cụ với thái độ hợp tác hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các bậc phụ huynh và các nha sĩ.
>>> Địa chỉ nha khoa quận 2 niềng răng cho trẻ tốt


Bác sĩ cần trò chuyện, giải thích với bé về ý nghĩa và kết quả điều trị chỉnh nha sẽ mang lại cho bé. Trẻ cần giúp bác sĩ để việc điều trị chỉnh nha diễn ra tốt, khi trẻ 12-13 tuổi, sẽ có một hàm răng đều và đẹp. Đặc biệt là các bậc phụ huynh, hãy phân tích cho trẻ hiểu rằng việc mang khí cụ chứng tỏ rằng trẻ có ý thức hợp tác như người lớn và luôn dành những lời khen ngợi để trẻ duy trì sự hợp tác đó. Cùng với đó, hãy luôn động viên để thay vì trẻ cảm thấy xấu hổ với bạn bè thì trẻ sẽ thấy tự hào vì ít người có và sẽ giúp răng mình đẹp hơn khi mang khí cụ, cũng như giúp trẻ thêm thích thú với màu sắc của thun hay mắc cài…

Thời gian đầu khi mang khí cụ, trẻ có thể sẽ hơi khó chịu vì các răng di chuyển, hoặc khí cụ gây vướng khi nói, phát âm… Cha mẹ đừng quá lo lắng, dặn dò nấu cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nhai, và theo dõi xem triệu chứng trên có giảm đi sau khoảng 5-7 ngày hay không. Hãy giải thích với trẻ rằng việc có một khí cụ mới trong miệng sẽ quen dần đi sau vài ngày, và khi đã quen thuộc, khí cụ sẽ trở thành người bạn hiền, không làm trẻ khó chịu nữa. Nếu cảm thấy muốn được bác sĩ kiểm tra lại, cha mẹ liên lạc với phòng khám để đặt hẹn tái khám gần nhất

Cách giúp trẻ kiểm soát sợ hãi

Khi đến nha khoa chăm sóc răng, vì sao có một số trẻ thường tỏ ra sợ hãi? Một phần lý do đó chính là trẻ chưa quen với một môi trường mới có nhiều người lạ. Trẻ nhìn thấy các bệnh nhân khác tỏ vẻ đau đớn. Không gian phòng nha thường có màu chủ đạo là màu trắng, vật dụng nha khoa khá cứng nhắc và mang màu sắc lạnh khiến cho trẻ không cảm thấy thích thú. Phần nữa dẫn đến lý do sợ hãi của trẻ và có tác động trực tiếp đến việc chỉnh nha chính là những trải nghiệm không mấy vui vẻ và thú vị sẽ tạo một phản xạ có điều kiện ở trẻ là “không muốn quay lại phòng khám”. Vì vậy, vai trò của nha sĩ và cha mẹ trong việc giúp trẻ kiểm soát sợ hãi là vô cùng quan trọng.

Bác sĩ chia sẻ: khi trẻ có thái độ và cảm xúc tốt thì việc hợp tác với nha sĩ sẽ tạo ra rất nhiều thành công trong quá trình chỉnh nha cho trẻ. Trước khi có sự hợp tác đó, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng bởi họ là những người mà trẻ tin tưởng nhất. Cha mẹ cần phải loại bỏ những tưởng tượng không tốt như: hình ảnh của trẻ sẽ xấu xí, bị chê cười hay chế nhạo, sự đau đớn bác sĩ nha đem lại… Nếu như ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc không tạo ấn tượng tốt cho trẻ thì cha mẹ nên làm cho trẻ quên đi sự sợ hãi bằng cách là thưởng cho trẻ một món đồ chơi hoặc tới nơi vui chơi trẻ thích. Điều này làm trẻ nhanh chóng quên đi sự sợ hãi và khi quay trở lại phòng nha những lần kế tiếp trẻ sẽ vượt qua sự sợ hãi bằng việc tưởng tưởng đến phần thưởng cha mẹ dành cho mình sau đó. Hoặc trước khi đưa trẻ tới phòng nha, cha mẹ nên có một số bài tập tâm lý ở nhà như cùng trẻ chơi trò chơi bác sĩ, bố mẹ là bệnh nhân để trẻ khám và từ đó đưa ra những bài học về tâm lý không sợ hãi khi tiếp xúc với nha sĩ. Hãy luôn dành những lời khen ngợi để trẻ có thêm niềm tin vào bản thân mình và khi niềm tin ấy được củng cố, trẻ sẽ hào hứng vào các hoạt động với nha sĩ và về lâu dài sẽ tạo cho trẻ có thói quen đối diện với sự sợ hãi.

Các nha sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng không kém bởi họ sẽ tiếp xúc với trẻ trong suốt quá trình chỉnh nha có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm. Vì thế, ngoài việc đòi hỏi chuyên môn cao, các nha sĩ cũng cần có những kỹ năng nắm bắt tâm lý của trẻ, luôn tạo được sự thân thiện và gây dựng được niềm tin nơi trẻ.

Ngoài những yếu tố về mặt con người, thì không gian của nha khoa cũng sẽ tác động tới tâm lý của trẻ. Nếu đó là một không gian sạch sẽ, thân thiện và được bố trí bày biện sáng tạo cũng sẽ giúp trẻ giảm bớt được phần nào sự sợ hãi, và ngoài ra còn tạo cho trẻ có cảm giác vui vẻ vì được kết thêm nhiều bạn mới, tiếp xúc và mở rộng hoạt động xã hội cho trẻ thông qua việc điều trị chỉnh nha thì không gian đó rất đáng để các bậc phụ huynh lựa chọn là điểm đến cho những đứa trẻ thân yêu của mình.

Được tạo bởi Blogger.