Hiển thị các bài đăng có nhãn boc-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Nguyên nhân và tác hại của răng cửa mọc chậm bạn nên biết

Răng cửa mọc chậm có thể đưa đến cho bạn những vấn đề không nhỏ về khớp cắn và trật tự các răng trên cung hàm khi bước vào tuổi trưởng thành. Nếu bạn không muốn phải đối mặt với những cuộc điều trị vất vả và phức tạp về răng miệng và chỉnh hình về sau thì nên quan tâm đến việc răng cửa mọc chậm để có hướng khắc phục từ sớm cho bản thân, cho con cái và những người xung quanh.


>> trẻ em bị sưng chân răng

1. Khái quát về răng cửa mọc chậm

Tình trạng răng cửa mọc chậm không phải là hiếm gặp, có trường hợp nhận biết được, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp người bệnh không nhận biết được. Răng cửa sữa thường mọc khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Răng cửa sữa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới khoảng 1 tháng.

Đến khi trẻ 6 tuổi, răng cửa sữa bắt đầu được thay thế bằng răng cửa trường thành. Và thường thì răng cửa trường thành hàm trên luôn mọc chậm hơn so với răng cửa trường thành hàm dưới. Trong nhiều trường hợp, khoảng cách mọc răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới có thể kéo dài hơn. Khoảng cách này càng lớn, răng cửa hàm trên mọc càng muộn thì sự lệch lạc trong mọc răng càng nghiêm trọng.


Răng cửa thường mọc sớm hơn so với răng hàm. Ở những trẻ có răng cửa mọc càng muộn thì khẩu hình vòm miệng khi trưởng thành càng dễ có nguy cơ bị biến đổi theo chiều hướng xấu, không đều.

2. Những nguyên nhân dẫn đến chậm mọc răng cửa

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đầu tiên dẫn đến hiện tượng răng cửa mọc chậm. Trong thành phần dinh dưỡng thiếu canxi và các yếu tố giúp hệ xương, răng phát triển bị thiếu hụt. Các loại thực phẩm dùng hàng ngày không đa dạng, các nhóm thực phẩm không được cân bằng là nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến sự mọc răng của trẻ. Trẻ bị còi xương thì nguy cơ răng mọc chậm cũng sẽ khá lớn.

3. Tác hại của răng cửa mọc chậm

Răng cửa mọc chậm trong nhiều trường hợp khác nhau sẽ tương ứng với những tác hại khác nhau. Nếu là răng mọc ngầm, mọc ngược thì biến chứng có thể gặp phải là tạo lên các lỗ mủ rò ra ở má, làm tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, ảnh hưởng đến mắt và nặng nhất có thể khiến chho khuôn mặt bị biến dạng.

Trường hợp răng cửa trồi lên khỏi nướu chậm hơn sơ với các răng cối thì co thể xảy ra tình trạng thiếu diện tích để các răng mặt phát triển dẫn đến các răng buộc phải mọc lệch, mọc gối lên nhau, mọc chìa ra hoặc cụp vào.

Do đó, để có hàm răng đều đặn, đúng tỷ lệ, không bị sai lệch thì điều quan trọng nên làm là chú ý đến sự mọc răng sớm, quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và kiểm tra răng miệng định kỳ cho trẻ.

Điều trị răng sậm màu

Không phải bất kì ai sinh ra cũng có hàm răng đẹp như mong muốn. Có người răng không đều, răng quá to, hoặc răng bị nhiễm màu. Bình thường màu răng do yếu tố di truyền quyết định, màu răng thường không đều ở tất cả các răng, răng nanh có màu đậm hơn các răng khác.



Nguyên nhân làm răng sậm màu:


Do các vết dính bám trên bề mặt răng

Trường hợp này xảy ra khi các răng đã mọc. Các vết dính sậm màu có thể do thức ăn, nước uống, thuốc lá hay các loại thuốc ngậm, thuốc súc miệng gây ra. Ví dụ như trà, cà phê, thuốc lá, nước ngọt, cà ri, màu thực phẩm, trầu, thuốc súc miệng chlorhexidine (thường được bác sĩ nha khoa kê toa trong điều trị bệnh nha chu hay hôi miệng).

Các vết dính này thường bám vào những trũng, rãnh trên bề mặt răng. Cũng có khi chúng bám lên cả bề nhẵn của mặt răng và bao phủ toàn bộ răng.


Những vết dính này có thể có nhiều màu khác nhau như vàng đậm, nâu nhạt đến nâu đậm, hay thậm chí có màu đen.

Do nhiễm Tetracycline

Nếu người mẹ uống các thuốc có chứa nhóm tetracycline khi đang mang thai hoặc trẻ uống các thuốc này trước 7-8 tuổi thì có thể làm răng đổi màu. Mức độ sậm màu răng tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.

Tetracycline là một loại kháng sinh. Ngày nay còn có Doxycycline, Minocycline… là các thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetracycline.

Sự thay đổi màu này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ ở một vùng nào đó, làm răng có những dải màu khác nhau. Trong trường hợp nặng, răng còn có thể bị lỗ chỗ, khiếm khuyết, mất đi hình dạng bình thường.

Răng nhiễm fluo

Fluo là một chất hóa học có thể có trong tự nhiên (ví dụ trong nước giếng), vì có khả năng chống sâu răng nên thường được cho thêm vào nước máy, sữa, kem đánh răng…

Nếu phụ nữ mang thai hay trẻ em nuốt phải fluo quá nhiều từ các nguồn nói trên (nhất là trẻ em hay dùng kem đánh răng của người lớn), răng sẽ có những vết nâu hay trắng đục. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.

Răng bị chết tủy

Răng có thể bị chết tủy do sâu răng, chấn thương hay một số bệnh lý khác. Răng sậm màu do có chảy máu bên trong răng.

Do tuổi tác


Càng lớn tuổi, răng càng bị mòn hoặc có nhiều vết nứt nên dễ bị nhiễm màu hơn. Ngoài ra bên trong răng có sự tạo thêm các lớp ngà thứ cấp làm cho răng có màu sậm.

Cách điều trị

Lấy vôi răng: Đây chỉ là một loại điều trị nha khoa đơn giản được thực hiện bằng máy rung siêu âm, giảm tối thiểu cảm giác nhạy cảm ở bệnh nhân. Đối với những trường hợp sậm màu do mảng bám có thể chỉ cần lấy vôi răng sẽ cải thiện được màu sắc răng.

Tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng là biện pháp cải thiện màu răng toàn diện, được áp dụng rộng rãi trên thế giớiĐối với những răng sậm màu nhẹ ta có thể dùng phương pháp tẩy trắng răng, nhưng hiệu quả của việc tẩy trắng cũng không thể nói trước được. Cũng có nhiều trường hợp tẩy trắng răng không có hiệu quả đối với răng bị nhiễm Tetracycline nặng.

Điều trị răng sậm màu bằng Mão, Veneer sứ.

Phục hình răng nhiễm Tetra bằng veneer.

Verneer là lớp sứ mỏng được dán lên mặt ngoài của những răng trước, giống như lớp sơn móng tay móng chân.

Do verneer chỉ là một lớp sứ mỏng nên trông tự nhiên như thật, dán ở mặt ngoài răng bằng một loại keo dán đặc biệt.

Verneer thường được sử dụng trong những trường hợp cải thiện màu sắc, hình dáng của răng bị nhiễm màu hoặc những kẽ hở răng mà không cần phải dùng đến phương pháp chỉnh hình.

Hàn răng cửa bị mẻ duy trì được bao lâu?

Hàn răng cửa bị mẻ là phương pháp được các chuyên gia đánh giá là tối ưu nhất cho tình trạng răng bị khiếm khuyết sứt mẻ được nhiều người tin dùng. Bên cạnh đó cũng có không ít người còn băn khoăn hàn răng cửa bị mẻ duy trì được bao lâu? – những thông tin được chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề.

>> vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng
>> đau răng có ăn được thịt gà không

Hàn răng cửa bị mẻ duy trì được bao lâu với vật liệu composite?

Khi răng cửa bị vỡ, mẻ thì bạn có thể lựa chọn phương pháp hàn trám để phục hình cho răng. Đây là giải pháp khắc phục tối ưu nhất được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng.

Một trong những phương pháp hàn răng cửa bị mẻ đang nhận được sự đánh giá cao từ phía các chuyên gia và khách hàng đó chính là Laser Tech. Công nghệ sử dụng vật liệu trám Composite giúp phục hình răng khiếm khuyết, chỉ cần 1 lần đến khám là có thể hoàn tất quy trình hàn răng, đồng thời chi phí cho phương pháp này khá rẻ nên phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều người có thu nhập trung bình.


Tuy nhiên, độ bền của hàn composite được đánh giá là không cao, chỉ sau một thời gian composite có thể bị đổi màu. Composite cũng là chất liệu dễ bị bong và sứt mẻ khi bị tác động lực mạnh.

Đặc tính của composite là có độ giãn nở nên khi trám trên răng, dưới tác động của thức ăn hoặc nước uống nóng, composite sẽ bị giãn nở, dần dần sẽ khiến miếng hàn composite bị bong tách ra khỏi mô răng. Với răng có miếng hàn composite càng lớn thì nguy cơ bị bong tách cũng lớn hơn. Vì thế, thời gian duy trì của hàn răng cửa bị mẻ bền nhất cũng có thể duy trì được vài năm.

Hàn răng cửa bị mẻ bằng công nghệ nào hiệu quả duy trì dài lâu?

Một trong những vật liệu được đánh giá là bền nhất hiện nay đó chính là công nghệ trám răng Laser – đây được coi là công nghệ tiên tiến nhất nước Pháp trong việc hàn răng bị mẻ, có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như cách bọc răng sứ, không làm răng thay đổi về cấu trúc, xương hàm.

Với công nghệ mới, quy trình hàn răng cửa bị mẻ sẽ được diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và không bất cứ ảnh hưởng nào đến men răng, tạo độ kết dính cao giữa bề mặt trám với vật liệu trám. Khi đông cứng vật liệu bằng đèn Laser, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài.

Ngoài ra, hàn răng mẻ chỉ áp dụng đối với trường hợp răng bị vỡ, mẻ mức độ nhẹ bởi với đặc tính nêu trên nếu miếng trám quá lớn rất dễ bị bong tróc khi chịu lực tác động mạnh từ bên ngoài. Với răng bị vỡ ở mức độ lớn, tốt nhất bạn nên sử dụng phương pháp bọc răng sứ để duy trì hiệu quả lâu dài hơn.

Sau khi hàn răng mẻ, bạn nên đặc biệt lưu ý trong ăn nhai. Nên tránh các thức ăn cứng, dai có thể tác động lên miếng trám. Khi chải răng nên cố gắng chải nhẹ nhàng, hạn chế chải ngang mặt răng có thể làm tổn thương men răng cũng như dễ làm bong tróc miếng trám nếu duy trì trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin hữu ích chúng tôi muốn các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về công nghệ hàn răng cửa bị mẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về phương pháp hàn trám răng công nghệ Laser bạn vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa KIM để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn cụ thể hơn.

Mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc tại nhà

Mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc tại nhà sẽ tạm thời làm dịu cơn đau nhức răng một cách nhanh chóng với những nguyên liệu dễ tìm từ nhà bếp trong trường hợp người bệnh chưa có thời gian đi khám bác sĩ.


>> Răng bị sâu đen
>> Bé bị sâu răng sữa
>> Cách trị sâu răng dân gian

Thông thường, đau răng bắt nguồn từ việc sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng, nha chu, hôi miệng hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng,… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị lập tức thì bệnh sẽ nặng và đôi khi phải nhổ mất răng. Dưới đây là một số mẹo vặt chữa đau răng tại nhà hiệu quả tức thì trong trường hợp người bệnh chưa có thời gian đến khám tại bệnh viện.


Dùng nước súc miệng

Dùng nước súc miệng để làm sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng được sạch sẽ, không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn và có thể làm giảm chứng đau răng.

Dùng đá lạnh

Trước tiên hãy thử khắc phục điểm áp lực bằng cách cọ xát một cục đá nhỏ vào khu vực xương hàm thứ 5 bên ngoài má từ 5 – 7 phút. Hơi lạnh sẽ tạm thời gây tê và làm mất đi cảm giác đau.

Dùng nước cốt chanh bôi lên phần răng và nướu bị đau. Nước cốt chanh sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau vì tính axit trong chanh ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như việc các vi khuẩn lây lan. Đó là lý do vì sao chanh rất tốt trong việc giảm đau và kháng viêm.

Nước muối ấm

Pha 1 chai nước muối (với nồng độ vừa phải) để ở nhà và 1 chai để ở nơi làm việc. Sau khi ăn nên đánh răng sạch sẽ ngay bằng kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay tức khắc và tạm thời không bị chứng đau răng hành hạ.

Ngậm tỏi

Nghiền nát tỏi khô trộn thêm một ít muối sau đó đắp lên vị trí răng bị đau giúp giảm đau răng và chữa lành các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nhai 1 tép tỏi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp răng chắc khỏe hơn.

Khoai tây

Xắt một lát khoai tây, giã nát rồi đắp lên trên chỗ răng đau trong khoảng 15 phút. Cách chữa đau răng này sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.

Hạt tiêu và húng quế

Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Khi bị đau răng, chỉ cần ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

Gừng

Gừng là loại gia vị có trong căn bếp của mỗi gia đình, gừng có tính kháng viêm và sát trùng cao. Mẹo vặt chữa đau răng từ gừng rất đơn giản: Giã nát gừng rồi đắp thẳng lên phần răng bị sâu, làm như vậy một vài lần trong ngày sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nước trà xanh


Theo Bệnh viên trăng hàm mặt trung ương, trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao và có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng với trà xanh có thể giúp làm lành chứng viêm nướu. Cách đơn giản nhất là nấu nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày bởi trà xanh có khả năng chống ô-xy hóa, chống viêm và sát trùng tốt.

Hành tây

Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng tương tự như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm cơn đau nhức răng, nướu. Hoặc đơn giản hơn, người bị đau răng có thể nhai hành tây trong khoảng 3 phút, cách này sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn trong miệng và làm giảm cơn đau ngay lập tức.

Lá trầu không, lá ổi

Dùng 2 – 3 lá trầu không giã nhỏ cùng với vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu trắng. Để 10 phút cho lắng rồi gạn lấy phần nước trong. Dùng nước này súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút để làm dịu cơn đau nhưng lưu ý tuyệt đối không được uống. Bên cạnh đó, nhai lá cây ổi đã rửa sạch cũng giúp giảm triệu chứng đau răng.

Những mẹo vặt chữa đau răng cấp tốc trên tuy hiệu quả nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Để nói lời tạm biệt vĩnh viễn với nỗi ám ảnh từ răng sâu, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sỹ giàu kinh nghiệm tư vấn và chữa trị.

Khi nào bé mọc răng sữa và lịch mọc 20 răng sữa đầu tiên của trẻ

Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh. Chúng ta hãy theo dõi những dấu hiệu mọc răng và lịch mọc của bé nhé.



Những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa

1. Chảy dãi: Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

2. Cằm và quanh miệng nổi ban: Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) – đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.

Để tránh bị nổi ban, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

3. Bị ho: Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.


4. Thích cắn: Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

5. Bị đau: Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

6. Dễ cáu kỉnh: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

7. Từ chối bú: Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

8. Bị tiêu chảy: Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

9. Bị sốt: Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

10. Ngủ không ngon: Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.

11. Có thể nổi cục ở lợi: Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

12. Kéo tai, dùng tay chà vào má: Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

Giúp bé giảm đau khi mọc răng sữa


Mọc răng thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu. Bạn không thể làm bất cứ điều gì để bảo chiếc răng của bé rằng “đừng làm đau chủ nhân”.

Bé có thể ăn ít đi, không hào hứng với việc ăn uống như trước đây, bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn và việc nhai cũng làm bé thoải mái, không gây đau đớn.

Răng Nhạy Cảm là gì?

Các răng nhạy cảm không phải lúc nào cũng bị đau, mà có lúc đau lúc không. Nếu bị đau răng thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. Một điều quan trọng là phải cho nha sĩ biết các triệu chứng này để xác định được nguyên nhân và cách điều trị đúng.


>>chua sau rang co dau khong
>>Trị sâu răng ở đâu tốt

Nếu thỉnh thoảng bỗng dưng bạn bị đau nhói hoặc hơi tê khi cắn vào thức ăn ngọt hay chua, hoặc uống nước nóng hay lạnh, thì có thể răng của bạn bị nhạy cảm.




Nguyên Nhân Làm Cho Răng Nhạy Cảm
Ðối với các răng khỏe mạnh, các mô xốp được gọi là ngà răng được lợi và vỏ men cứng của răng bảo vệ. Khi bị mất lớp bảo vệ này, các lỗ siêu nhỏ trong ngà răng (được gọi là tiểu quản) cho phép nóng và lạnh cũng như các kích thích tố khác truyền vào trong đến dây thần kinh răng và gây chứng đau đớn.

Các nguyên nhân sau đây có thể làm cho ngà răng mất lớp bảo vệ:
Lợi teo rút do đánh răng không đúng cách hay bị bệnh lợi.
Răng bị vỡ hay răng mẻ.
Cắn chặt hoặc nghiến răng.
Tuổi cao.


PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ

Tùy theo kết quả chẩn đoán, nha sĩ có thể đề nghị một hay nhiều phương pháp điều trị dưới đây để làm giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng răng nhạy cảm:
Ðánh răng bằng bàn chải lông mịn.
Dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để ngăn cho các kích thích tố không tiếp cận được dây thần kinh hoặc làm cho chính dây thần kinh bớt nhạy cảm đi.
Dùng thuốc súc miệng hoặc keo đặc chứa chất florua giúp điều trị cho răng nhạy cảm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thường thì phải dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm trong vòng một vài tuần lễ thì mới thấy giảm đau. Hãy theo hướng dẫn của chuyên viên nha khoa về việc thường xuyên sử dụng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để khỏi bị đau trở lại.

Một số loại thực phẩm giúp hàm răng trắng bóng

Khám phá ngay bí quyết làm trắng răng với những thực phẩm có sẵn trong nhà bếp. Các loại thực phẩm cũng góp phần khiến hàm răng sáng bóng bên cạnh tác dụng đối với sức khỏe. 



Ăn nhiều chuối
Chuối là loại trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Chuối không bám vào răng khi ăn nên bạn không cần lo ngại nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn. Mặt khác trong vỏ chuối còn có chất làm trắng răng. Bạn có thể lấy vỏ chuối chín chà xát đều lên bề mặt răng trong khoảng 5 phút sau đó đánh răng bình thường. Đây được coi là loại thực phẩm giúp răng trắng bóng một cách tự nhiên.


Táo giúp răng trắng hơn
Ăn táo vừa ngon miệng vừa giúp răng chắc khỏe. Táo giúp làm sạch mảng bám ở gốc răng một cách tự nhiên và tẩy những đốm vàng trên răng. Nên ăn quả táo thì tốt hơn là dùng nước táo, vì việc gọt đi vỏ táo khiến chúng giảm đi phần nào những khoáng chất có ích cho răng. Mỗi ngày 1 quả táo là bí quyết giúp bạn có hàm răng ngày càng sáng bóng hơn.

Dâu tây tẩy trắng răng
Dâu tây chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết như axit malic và citric, các vitamin A, B1, B2, C và nhiều các nguyên tố vi lượng như: Fe, Ca, P, K, Mg, Mn. Do đó, không chỉ được coi là thức uống thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn có tác dụng rõ rệt với làn da, mái tóc và làm trắng răng cho bạn nữa đấy. Hãy chọn những quả dâu tây chín nhất, căng mọng nhất cắt đôi chúng ra rồi chà xát lên răng. Làm đều đặn liên tục như vậy ố vàng sẽ sớm từ bỏ việc bám dính trên răng bạn và mang tới một hàm răng sáng bóng tự nhiên.

Tẩy trắng răng bằng pho mát
Trong pho mát có chứa casein là một loại protein sữa, casein cùng với canxi và phốt pho hoạt động giúp cho răng khỏe mạnh hơn. Ăn pho mát sau bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và có thể thúc đẩy men tái khoáng hóa. Do đó, bổ sung thêm pho mát trong thực đơn hàng ngày cũng góp phần giúp cho răng trắng hơn.

Ăn các loại rau giòn


Rau xanh không chỉ cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể mà các loại rau giòn có thể cọ sạch, mát xa và giúp lợi chắc khỏe. Các loại rau chứa vitamin A như bí ngô, cà rốt, khoai lang, bông cải rất cần thiết cho quá trình hình thành men răng. Do đó, đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những loại rau xanh này.

Chức năng của răng sữa

Hiện nay còn nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng răng sữa bị sâu không có gì quan trọng. Khi trẻ trưởng thành răng sữa được thay thế hoàn toàn bằng những chiếc răng mới nên hầu như không để tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con.


Thực tế răng sữa nắm giữ nhiều chức năng quan trọng:

– Tiêu hóa : bộ răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát .

– Giữ chỗ cho răng vĩnh viễn: chức năng thứ hai được biết đến của răng sữa là giữ khoảng (giữ chỗ) trên cung hàm cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Đồng thời các răng sữa này cũng sẽ hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng hướng trong thời kì thay răng.

– Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm : nhờ có các răng sữa, bé có thể cắn xé và nhai nghiền thức ăn – chính những động tác này góp phần vào việc làm cho xương hàm và xương mặt phát triển.

– Phát âm : nếu như có sự mất sớm các răng sữa phía trước ( răng của sữa và răng nanh sữa ), có thể ảnh hưởng và gây khó khăn cho sự phát âm trong khi trẻ nói chuyện và học ngoại ngữ . Thí dụ : khó phát các âm như “ph” , “v”, “s”, “f”, ” z”, “th” trong lúc học tiếng Anh

– Thẩm mỹ : hệ răng sữa còn giữ chức năng thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ . Khi trẻ tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện, làm cho sự phát âm của trẻ bị ảnh hưởng

Mặc dù răng sữa có những công dụng lớn lao như vậy, tuy nhiên răng sữa lại rất dễ bị sâu và sự tiến triển sâu răng trên răng sữa diễn ra rất nhanh, do vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chăm sóc răng cho trẻ.

Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn 

Nếu răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Để biết chắc chắn hàm răng của trẻ có khỏe mạnh không, các bậc cha mẹ tốt nhất nên đưa con đi khám răng 6 tháng một lần. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia một cách nhanh nhất và chính xác nhất về tình trạng răng miệng của con bạn.

Chăm sóc trẻ bị viêm nướu răng

Đa số trẻ mắc viêm lợi (nướu răng) dưới 3 tuổi, do các bậc phụ huynh thường ít vệ sinh răng miệng cho con ở độ tuổi này.

Chữa đau răng trẻ em (http://chamsocrangtreem.vn/cach-chua-dau-rang-tre-em-cuc-nhanh-va-hieu-qua/)

Gần đây, khá nhiều bố mẹ lo lắng đưa con đi khám khi thấy trẻ sưng nề lợi, chảy máu răng. Vệ sinh răng miệng kém, thời tiết chuyển sang hè vi khuẩn sinh sôi là những lý do khiến bệnh này đang rầm rộ.

Nướu răng là hệ thống phần mềm bao quanh chân răng. Bệnh viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Khi bị viêm, nướu sẽ sưng đau, mềm bở, chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ ửng hay xanh xám. Bề mặt nướu trở nên trơn láng, mất lấm tấm da cam. Nướu dễ chảy máu khi chải răng hay thăm khám, nặng hơn có thể gây chảy máu tự phát.



Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng là vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng nhất là ở khe nướu. Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.

Phương pháp điều trị

Khi bị viêm nướu răng, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ. Việc tự ý chữa thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài, việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến viêm nha chu.

Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Cách phòng bệnh

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, sau khi cho bé ăn hay bú sữa, phụ huynh nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.


Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé cách đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Nên cho trẻ đi khám để lấy cao răng (vôi răng) định kỳ mỗi 3 tháng một lần. Trám răng sâu và chỉnh hình răng nếu có sai lệch và điều trị các bệnh lý nguyên nhân nếu có.

Có thể bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu được không?

Trước khi bọc sứ thì mài cùi răng sẽ được tiến hành để sửa soạn hình khối cụ thể cho răng sứ lắp lên trên. Nếu chân răng bị yếu thì việc mài cùi chắc chắn không thể tiến hành được. Ngoài ra, một chân răng khỏe mạnh sẽ là một tiêu chuẩn cơ bản để khi bọc sứ mão sứ có thể lưu giữ chắc trên răng, sát khít nướu mà không bị hở viền chân răng.

Trên thực tế, 60 tuổi vẫn có thể bọc răng sứ được bạn nhé. Tuy nhiên, răng muốn bọc sứ cần đáp ứng được những yêu cầu nhất định: phần răng không bị vỡ mẻ hơn một nửa, chân răng còn tốt, không bị lung lay. Sở dĩ trước khi bọc nha sỹ cần thăm khám kỹ và có nhưng yêu cầu này là bởi bọc sứ sẽ dùng một mão sứ bên ngoài chụp lên trên phần răng thật, nếu như răng thật của bố bạn không còn chắc chắn thì việc mài cùi bọc sứ sẽ không khả thi, nguy cơ làm hỏng răng rất cao.

60 tuổi bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu được không?
Nếu như răng hàm của bố bạn tuy bị sâu nhưng vẫn còn chắc chắn và không bị vỡ gần hết thì hoàn toàn có thể bọc răng sứ cho răng sâu. Phương pháp này sẽ tạo ra một mão sứ bên ngoài bọc chụp bảo vệ cho răng thật khỏi tác động bên ngoài cũng như vi khuẩn có hại, giúp bảo tồn răng một cách tối đa. Phương pháp trám răng chỉ có thể giúp tái tạo hình dáng tạm thời mà không có hiệu quả lâu dài bởi khi vết trám gá lên chỗ răng sâu thì sau một thời gian sẽ bị bong bật. Bọc sứ sở dĩ có độ bền cao là bởi phương pháp này bọc trọn phần răng thật từ mặt nhai cho đến sát nướu nên hoàn toàn không xảy ra tình trạng bong bật.

Trước khi bọc sứ cho răng sâu, răng hàm sẽ được làm sạch vết sâu để loại bỏ hoàn toàn các mầm mống gây bệnh. Đây là thao tác quan trọng mà nha sỹ không thể bỏ qua. Trong trường hợp phần chân răng đã lung lay hoặc răng đã bị vỡ mẻ quá mức thì bọc sứ sẽ không có hiệu quả và bắt buộc phải nhổ răng. Chỗ chân răng hàm bị trống tốt nhất nên cấy ghép implant để hạn chế tiêu xương hàm và phục hình tốt nhất. Bọc răng sứ có hiệu quả tốt nhất khi bạn được thực hiện với công nghệ răng sứ CT 5 chiều hiện đại nhất hiện nay.

Nỗi lo lắng về chuẩn kích thước răng sứ cũng như có sát khít nướu hay không sẽ được loại bỏ hoàn toàn với công nghệ mới bởi hệ thống thiết kế răng sứ hoàn toàn trên máy tính CAD/CAM và camera siêu nhỏ truyền dẫn tín hiệu khi bọc sứ. Răng sứ sau khi bọc có độ bền chắc cao, màu sắc sáng bóng tự nhiên, hoàn toàn không bị bong bật hay xỉn màu khi ăn nhai.

Được tạo bởi Blogger.